Những bức ảnh có giá trị bằng hàng ngàn câu chữ
(Dân trí)- Mỗi độc giả đều sẽ tìm thấy trải nghiệm của mình trong một bức ảnh nào đó dưới đây.
Một bức ảnh có giá trị bằng hàng ngàn câu chữ. Mỗi bức ảnh được sáng tác một cách có chủ đích đều truyền tải những thông điệp riêng. Có bức ca ngợi vẻ đẹp, có bức thể hiện sự hài hước, và có những bức chứa đựng sức mạnh làm rung động lòng người.
Những khoảnh khắc dưới đây là những hình ảnh không thể quên bởi chúng đã chạm tới sự xúc động sâu xa trong lòng người. Mỗi bức ảnh kể một câu chuyện về cuộc đời, số phận con người, trong đó có những khoảnh khắc đẹp nhất hoặc buồn nhất của nhân sinh.
Những bức ảnh này có thể khiến người xem mỉm cười hạnh phúc hoặc rơi nước mắt. Những bức ảnh đã phản ánh được cả phần đẹp đẽ và đen tối nhất trong mỗi con người.
Mỗi độc giả đều sẽ tìm thấy trải nghiệm của mình trong một bức ảnh nào đó dưới đây. Những bức ảnh được tổng hợp theo một tiêu chí duy nhất - làm xúc động lòng người - với hy vọng sẽ giúp người xem tin tưởng rằng thế giới này dù sao vẫn luôn có tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự bao dung và thấu hiểu…
Bàn tay của cậu bé Châu Phi suy dinh dưỡng đặt trên bàn tay của người nhân viên trong tổ chức cứu trợ nhân đạo.
Dấu móng tay của những người Do Thái khốn khổ để lại trong phòng ngạt khí gas ở trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc xã.
Những người đàn ông vô gia cư ở Ấn Độ đang chờ để được phân phát thức ăn miễn phí ở thành phố New Delhi
Người đàn ông nhảy ra khỏi tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York, Mỹ, trong vụ tấn công khủng bố bằng máy bay xảy ra ngày 11/9/2001.
Cậu bé kéo người cha say xỉn về nhà.
Một cặp đôi là công nhân làm việc trong một nhà máy ở Bangladesh, họ đã chết bên cạnh nhau khi nhà máy này đổ sập.
Chú chó Leao nằm bên nấm mộ của người chủ suốt nhiều ngày sau khi người này qua đời trong một vụ lở đất xảy ra ở Rio de Janiero, Brazil, năm 2011.
“Cha ơi, chờ con!” - Hình ảnh cậu bé người Canada chạy theo cha khi người đàn ông này nhập ngũ ngày 1/10/1940.
Một cựu chiến binh người Nga khóc bên chiếc xe tăng từng được sử dụng trong Thế chiến II, đây chính là chiếc xe tăng đã sát cánh cùng ông trong chiến đấu và cùng ông an toàn bước ra khỏi chiến tranh. Giờ đây, chiếc xe tăng đã được người ta trưng bày như một tượng đài.
Trong thập niên 1960-1970, hình ảnh những bông hoa cài lên họng súng là một biểu tượng phổ biến trong những cuộc biểu tình của người Mỹ chống lại cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành tại Việt Nam.
Hình ảnh một người lính Nga trước khi bước vào Chiến dịch phòng ngự phản công Kursk tháng 7/1943 - một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Thế chiến II, giữa quân đội Liên Xô và quân Đức Quốc xã.
Trong trận lụt xảy ra ở thành phố Cuttack, Ấn Độ, hồi năm 2011, một người đàn ông đã được biết tới như một vị anh hùng khi anh tự nguyên đi giải cứu những chú mèo bị mắc kẹt trong dòng nước lũ.
Một người đàn ông Afghanistan mang trà cho những lính Mỹ đang trong vị trí chiến đấu, bất kể nguy hiểm có thể xảy ra với ông.
Một em bé tặng quả bóng hình trái tim cho cảnh sát chống bạo động khi cảnh sát thiết lập hàng rào an toàn ở thành phố Bucharest, Romania, trong khi người dân biểu tình chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng áp dụng đối với nền kinh tế.
Một thầy tu được mời tới để cầu nguyện cho người đàn ông đột ngột qua đời khi đang chờ tàu ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Những người Do Thái hạnh phúc khi được thả tự do hồi năm 1945. Họ bước ra từ “con tàu chết” vốn định đưa họ tới trại tập trung. Trên đường di chuyển, tin tức báo về hàng loạt rằng quân Đức đã thất thủ và từ đây, người Do Thái được toàn quyền định đoạt cuộc đời mình.
John F. Kennedy Jr. (con trai của Tổng thống Mỹ Kennedy - vị Tổng thống bị ám sát) giơ tay chào chiếc quan tài có cha cậu trong đó.
Một người đàn ông Triều Tiên đang vẫy tay chào người họ hàng Hàn Quốc (đang lau nước mắt) sau buổi đoàn tụ những gia đình từng bị ly tán trong chiến tranh hồi năm 2010.
Cha tuyên úy phục vụ trong quân đội Venezuela - Luis Paddillo - thực hiện nghi lễ cuối cùng cho một người lính đã bị thương chí mạng. Bức ảnh được chụp ngày 4/6/1962. Cha Padillo ngày hôm đó đã đích thân tìm đến những người lính bị thương sắp qua đời, để thực hiện những nghi lễ tôn giáo cuối cùng cho họ, trong khi đạn nã điên cuồng xung quanh.
Các binh lính Nhật đã tìm thấy em bé 4 tháng tuổi này trong đống đổ nát 4 ngày sau khi xảy ra thảm họa kép hồi năm 2011. Sự sống của em là một điều kỳ diệu sau tai họa.
Cậu bé người Mỹ Christian Golczynski, 8 tuổi, nhận lá quốc kỳ dành cho cha mình - Thượng sĩ Marc Golczynski - trong lễ truy điệu. Ông Marc Golczynski đã qua đời khi đến Iraq làm nhiệm vụ khi chỉ còn vài tuần nữa, ông sẽ được trở về nhà đoàn tụ với gia đình.
Tổng hợp