Nhật báo The New York Times ca ngợi đầu bếp và ẩm thực Việt

Tờ báo nổi tiếng thế giới The New York Times vừa có bài viết về đầu bếp và ẩm thực các vùng miền Việt Nam. Trong đó, “hành trình gia vị Việt” của Chiếc Thìa Vàng được nhắc đến như một “kỳ quan ẩm thực”.

Ngày 18/1/2017, Chiếc Thìa Vàng - cuộc thi ẩm thực Việt Nam (do Công ty Minh Long I tổ chức) đã lên sóng The New York Times - kênh truyền thông lớn và uy tín của nước Mỹ. Các phóng viên của chuyên mục World News với bài viết rất công phu “Taste quest: The delicious wonders of Vietnam” (Hành trình gia vị - “Kỳ quan” của ẩm thực Việt Nam) phản ánh sự phong phú của các nguyên liệu, gia vị, sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng của các đầu bếp Việt.

The New York Times đã dành một chuyên đề đặc biệt để viết về ẩm thực và gia vị Việt
The New York Times đã dành một chuyên đề đặc biệt để viết về ẩm thực và gia vị Việt


Thời báo lớn của nước Mỹ cũng đánh giá cao về sự tổ chức và cách quảng bá ẩm thực Việt của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng. Đồng thời sự giàu có từ sản vật phong phú của 3 miền, các món ngon đặc sản của từng miền cũng được lần đầu tiên tái hiện sống động trên bản đồ ẩm thực Việt Nam. Sự kiện này góp phần đưa ẩm thực và đầu bếp Việt đi xa hơn tới độc giả và bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, các tập phát sóng của cuộc thi cũng được phát sóng trên các kênh quốc tế như Asian Food Chanel, Viet TV, New York City Time Warner...

Theo The New York Times, Việt Nam là đất nước giàu có cả về gia vị và sản vật tươi ngon, với nhiều đặc trưng ẩm thực của từng vùng miền
Theo The New York Times, Việt Nam là đất nước giàu có cả về gia vị và sản vật tươi ngon, với nhiều đặc trưng ẩm thực của từng vùng miền

Từ hạt muối rừng - gia vị của Tây Nguyên...
Từ hạt muối rừng - gia vị của Tây Nguyên...

Đến rau trúc linh có vị thanh mát chỉ mọc ở miền trung đều tụ họp tại Chiếc Thìa Vàng 2016
Đến rau trúc linh có vị thanh mát chỉ mọc ở miền trung đều "tụ họp" tại Chiếc Thìa Vàng 2016

Dưới đây là bản dịch bài viết của New York Times về cuộc thi Chiếc Thìa Vàng:

Vào một ngày đầu tháng 12, tại trung tâm thể dục thể thao ở trung tâm TPHCM, 15 đội tranh tài đã tranh tài vòng thi cuối cùng của mùa thứ tư Chiếc Thìa Vàng - một cuộc thi nấu ăn trên toàn quốc dành cho các đầu bếp xuất sắc của Việt Nam.

Tiêu chí của cuộc thi là các món ăn có sự phong phú của hương vị, những đầu bếp đỉnh từ khắp nơi của Việt Nam được đánh giá dựa trên sự sáng tạo, trình bày, vệ sinh, tự nhiên và chất lượng của các món ăn của họ. Đặc biệt đội nào đưa ra điểm độc đáo hiện đại để làm mới công thức nấu ăn truyền thống Việt sẽ được đánh giá cao hơn.

Lạc tiên là loại cây được dùng làm thực phẩm và thuốc trong dân gian, có tên khoa học là Passiflora foetida. Ngoài ra, lạc tiên còn được gọi bằng các tên theo từng địa phương như chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắm nêm...
Lạc tiên là loại cây được dùng làm thực phẩm và thuốc trong dân gian, có tên khoa học là Passiflora foetida. Ngoài ra, lạc tiên còn được gọi bằng các tên theo từng địa phương như chùm bao, dây nhãn lồng, dây lưới, mắm nêm...

Ở Việt Nam cây bứa mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam - Đà Nẵng, có nhiều ở Miền Trung, Tây Nguyên và vùng ven sông rạch Nam Bộ. Do lá và quả ăn được, có vị chua thanh nên được ngu dân gieo trồng ở vườn nhà để làm rau gia vị chủ yếu dùng để nấu canh chua.
Ở Việt Nam cây bứa mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam - Đà Nẵng, có nhiều ở Miền Trung, Tây Nguyên và vùng ven sông rạch Nam Bộ. Do lá và quả ăn được, có vị chua thanh nên được ngu dân gieo trồng ở vườn nhà để làm rau gia vị chủ yếu dùng để nấu canh chua.

Mười hai giờ cho buổi thi cuối cùng và 60 món ăn được hoàn thành. Ban giám khảo gồm các chuyên gia ẩm thực nổi tiếng trong và ngoài nước, bao gồm cả Eckart Witzigmann, người được mệnh danh là "đầu bếp của thế kỷ" của nhà hàng Pháp Gault Millau vào năm 1994.

Cuối cùng, với sự khéo léo, kỹ năng chuyên nghiệp, đội thi tới từ TPHCM, KDL Bình Qưới 1 do đầu bếp Lê Võ Anh Duy và các đồng nghiệp Lê Thị Ví và Nguyễn Minh Trí, đã mang về chiếc cúp và giải thưởng tiền mặt 44.150 USD (1 tỷ đồng).

"Trong suốt 4 năm qua, chúng tôi đã rất táo bạo với sự lựa chọn chinh phục cúp đầu bếp này, gần đây nhất là năm 2015, chúng tôi đã vào top 15 nhưng không giành giải. Tuy vậy chúng tôi đã không bỏ cuộc. Sự kiên trì của chúng tôi đã được đền đáp ở vòng cuối cùng. Tôi vô cùng hạnh phúc" - Lê Võ Anh Duy.

Với thành tích đạt giải nhất cả ba vòng sơ tuyển, bán kết và chung kết, các đầu bếp Khu du lịch Bình Qưới 1 bước lên bục cao nhất dành cho nhà vô địch của Chiếc Thìa Vàng 2016
Với thành tích đạt giải nhất cả ba vòng sơ tuyển, bán kết và chung kết, các đầu bếp Khu du lịch Bình Qưới 1 bước lên bục cao nhất dành cho nhà vô địch của Chiếc Thìa Vàng 2016

Bếp trưởng Lê Võ Anh Duy và Á hậu Vũ Hoàng My - đại sứ của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng
Bếp trưởng Lê Võ Anh Duy và Á hậu Vũ Hoàng My - đại sứ của cuộc thi Chiếc Thìa Vàng


"Tôi ấn tượng với sự sáng tạo và đổi mới của họ" - ông Witzigmann, đầu bếp ba lần đoạt ngôi sao Michelin đã nhận xét về đội chiến thắng, những người đã thi đấu không mệt mỏi và khao khát chinh phục giải thưởng Chiếc Thìa Vàng kể từ khi phiên bản đầu tiên của cuộc thi tổ chức năm 2013. Cuối cùng, họ đoạt cúp vào năm 2016 với sự linh hoạt kết hợp giữa các nguyên liệu, gia vị trong các món ăn truyền thống Việt Nam, trong việc sử dụng cá hồi, ức vịt và tôm sú, với hương vị phong phú hơn nhờ lá chùm ngây và lô hội.

"Tôi nghĩ rằng họ đã làm việc hết mình để đạt được sự hoàn hảo" - ông Witzigmann nói thêm. "Đầu bếp chuyên nghiệp phải tìm hiểu và thử những điều mới để không lặp lại chính mình. Mỗi lần, khi tôi tìm thấy một gia vị mới hoặc thành công trong việc nấu một món ăn mới, niềm vui và sự thỏa thích lấp đầy trái tim tôi" - ông nói.

"Đầu bếp nên luôn luôn tìm kiếm nguồn cảm hứng từ trong gốc rễ và lịch sử của đất nước mình. Đây là cách duy nhất để có được bản sắc riêng giống như cách nấu ăn cũng là đại diện về ẩm thực của một quốc gia".

Đầu bếp thế kỷ Eckart Witzigmann (bìa phải) cùng các giám khảo nước ngoài chấm thi chung kết
Đầu bếp thế kỷ Eckart Witzigmann (bìa phải) cùng các giám khảo nước ngoài chấm thi chung kết


Tiềm năng vàng

Với chủ đề “Hương vị quê nhà - hành trình gia vị Việt”, cuộc thi Chiếc Thìa Vàng được tổ chức bởi nhà sản xuất hàng đầu gốm sứ Việt Nam - Công ty TNHH Minh Long I. Mùa mới nhất năm 2016 đã thu hút 312 đầu bếp đến từ hơn 100 khách sạn địa phương, các nhà hàng và khu nghỉ dưỡng, họ đã mang tới hơn 600 món ăn trong suốt ba vòng của cuộc thi kéo dài 6 tháng.

"Cuộc thi nhằm phát hiện, bảo tồn và phát huy món ăn truyền thống, món ngon mang tính vùng miền và vinh danh các đầu bếp chuyên nghiệp. Đồng thời cuộc thi cũng chú trọng tính dinh dưỡng và giới thiệu đặc sản Việt Nam, các món ăn ngon lành, tốt cho sức khỏe" - ông Lý Huy Sáng, Phó tổng giám đốc Công ty Minh Long I cho biết.

Ông Sáng, người khởi xướng cuộc thi cũng người là một người đam mê ẩm thực và nghề bếp. Ông cũng tin rằng các món ăn địa phương có thể giúp quảng bá du lịch Việt Nam và thu hút nhiều du khách quốc tế đến nước này.

"Giải thưởng cũng tạo ra một sự kết nối giữa các đầu bếp Việt và quốc tế giúp họ có cơ hội học tập, trải nghiệm, chia sẻ và trưởng thành hơn. Chúng tôi hy vọng rằng cuộc thi sẽ giúp nuôi dưỡng tiềm năng ẩm thực của Việt Nam" - ông nói.

Ms Nelly Gocheva - Phóng viên The New York Times trong cuộc họp báo vòng chung kết Chiếc Thìa Vàng
Ms Nelly Gocheva - Phóng viên The New York Times trong cuộc họp báo vòng chung kết Chiếc Thìa Vàng


Thú vị địa phương - hấp dẫn toàn cầu

"Việt Nam may mắn khi có nhiều rau tươi, hải sản tươi sống và các loại gia vị độc đáo, đó là điều rất quan trọng để tạo ra các món ăn tuyệt vời. Điều tôi ngưỡng mộ nhất là sự sáng tạo không giới hạn và những cách khác nhau mà bạn có thể sử dụng các loại gia vị địa phương và gia vị thảo dược. Đó là sự sáng tạo vượt thời gian", ông Witzigmann nói. "Ngoài ra, tôi thực sự đánh giá cao đầu bếp có óc hài hước - họ là những người luôn tạo ra các món ăn hấp dẫn".

Điều này được chứng minh ở một số các món ăn lấy cảm hứng từ ẩm thực phân tử, đồ trang trí Giáng sinh, trang trí từ hoa tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, sáng tạo hơn những cách thông thường mà chúng ta thường thấy.

Từ sự chia sẻ sự nhiệt tình của ông Witzigmann, chuyên gia ẩm thực Bùi Thị Sương cho biết: "Các đội tới từ khắp các tỉnh thành của Việt Nam, mỗi đội thể hiện văn hóa ẩm thực đặc sắc riêng của địa phương, họ dám thách thức trong những thử thách sáng tạo mới và thể hiện tính chuyên nghiệp qua nhiều mặt. Tay nghề và kĩ năng của thí sinh ngày càng được nâng cao, cập nhật xu hướng thế giới với thực đơn hợp lý, thú vị, qua đó thể hiện chất lượng và đa dạng món ngon vùng miền".

Mùa thứ 4 của Chiếc Thìa Vàng là sự hòa quyện giữa các hương liệu hấp dẫn như các loại rau hoa làm salad, nước xốt từ trái sả, nước mắm, lá lốt, măng tre tươi, món ăn Việt Nam thể hiện sự giàu có từ sản vật phong phú của núi rừng phía Bắc, miền Trung, vùng trung tâm lúa gạo của Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông Mê Kông và sông Hồng.

Ông Lý Huy Sáng giới thiệu sản phẩm Lys Horeca cho các phóng viên The New York Times
Ông Lý Huy Sáng giới thiệu sản phẩm Ly's Horeca cho các phóng viên The New York Times

Chiếc Thìa Vàng là một cuộc thi nấu ăn tại Việt Nam - tập hợp tài năng ẩm thực hàng đầu của đất nước. Cuộc thi thu hút hàng trăm đầu bếp từ các nhà hàng, khách sạn, trung tâm du lịch tại các địa phương.

Cuộc thi được tài trợ bởi Ly's Horeca - dòng sứ cao cấp chuyên dùng cho nhà hàng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng của Công ty TNHH Minh Long I.


Xem chi tiết bài viết của New York Times tại đây.

An Hưng