"Nhã nhạc cung đình Huế" tưởng nhớ GS. Trần Văn Khê

(Dân trí) - "Nhã nhạc – Nhạc Cung đình Việt Nam" - Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại của Huế, và cũng là Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận có công đặc biệt lớn của cố Giáo sư Trần Văn Khê.

Đó là ý chính trong bài phát biểu của TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH) ở lễ tưởng niệm giáo sư Trần Văn Khê do Trung tâm này tổ chức chiều 26/6 tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Đại Nội Huế.

Hàng trăm nhạc công, nghệ sĩ Nhã nhạc cung đình Huế, nhà nghiên cứu, nhà văn hóa Huế, lãnh đạo các thời kỳ của TTBTDTCĐH và lãnh đạo các kỳ của tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến tham dự, lắng lòng tưởng nhớ cây đại thụ có công lớn trong việc phát huy, bảo tồn nền âm nhạc truyền thống nước nhà. Nhiều cá nhân tại Huế trong buổi lễ cũng đã nhiệt thành đóng góp cho Quỹ học bổng Trần Văn Khê theo di nguyện của Giáo sư để dành tặng cho những công trình nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm lễ tưởng niệm Giáo sư Trần Văn Khê chiều 26/6

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm lễ tưởng niệm Giáo sư Trần Văn Khê chiều 26/6

Từ năm 1961, Giáo sư Trần Văn Khê và Cố nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba đã bắt đầu để công sức tìm hiểu nghiên cứu về Nhã nhạc Cung đình Huế. Hai người đã đi tìm và mời các nghệ nhân, nhạc công cung đình còn sống thời đó để ghi âm, ghi hình Âm nhạc Cung Đình Huế và làm bộ đĩa về Nhã nhạc Cung đình và Ca Huế, dành được 2 giải thưởng lớn của Đức (năm 1969 Giải thưởng lớn về Đĩa hát lĩnh vực Dân tộc Âm nhạc học) và Pháp (Năm 1970, giải thưởng lớn về Dân tộc nhạc học của Hàn Lâm Viện Đĩa hát Pháp).

Giáo sư Trần Văn Khê là người ngay từ đầu đã tích cực vận động UNESCO nhìn nhận Nhã nhạc Cung đình Huế. Tháng Ba năm 1994, UNESCO tổ chức Hội nghị quốc tế các chuyên gia về di sản văn hóa phi vật thể vùng Thừa Thiên Huế tại Huế. Trong một cuộc họp tiểu ban nghệ thuật, Giáo sư Trần Văn Khê cùng các giáo sư Việt Nam là Trần Quốc Vượng và Tô Ngọc Thanh, các giáo sư Nhật Bản là Tokumaru và Yamaguti, Giáo sư người Philippines Jose Marceda đệ trình UNESCO và Chính phủ Việt Nam về một chương trình quốc gia khôi phục và nghiên cứu Nhã Nhạc Cung đình Huế.

Sau đó Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho Trung tâm BTDT Cố đô Huế chủ trì lập Hồ sơ Ứng cử Quốc gia Nhã nhạc – Nhạc Cung đình Việt Nam đệ trình UNESCO đề nghị công nhận là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi Vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại (trong giai đoạn 2001 - 2002).

Trong thời gian lập hồ sơ, mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe không còn tốt, nhưng Giáo sư vẫn lặn lội về lại Việt Nam để cùng các thành viên Nhóm lập Hồ sơ và các chuyên gia tư vấn khác xem xét điều chỉnh nội dung và các tư liệu cần thiết, bổ sung kịp thời theo yêu cầu của UNESCO, góp phần cho sự thành công của bộ hồ sơ để rồi vào ngày 7  tháng 11 năm 2003, Nhã nhạc – Nhạc Cung đình Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là Kiệt tác Di sản Văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại (từ năm 2008 được UNESCO hợp nhất thành danh hiệu Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại).

Video:


Vào đầu năm 2004, Giáo sư đã cùng với đoàn đại diện của UBQG UNESCO Việt Nam, Bộ VHTT, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và đoàn nghệ sĩ của Nhà hát Truyền thống Cung đình Huế giới thiệu và biểu diễn Nhã  nhạc tại Trụ sở của UNESCO tại Paris, một số thành phố lớn của Pháp và ở Bruxelles - Thủ đô của Bỉ gây tiếng vang lớn trong công chúng châu Âu, góp phần to lớn cho việc giới thiệu quảng bá văn hóa Việt Nam tại Châu Âu.

Sau khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận, với tâm huyết và kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn gìn giữ âm nhạc dân tộc, Giáo sư lại tiếp tục cùng tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm biên soạn Kế hoạch Hành động Quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị Nhã nhạc để đề nghị UNESCO tài trợ. Và Dự án thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia trên đã được UNESCO chấp thuận tài trợ với tổng kinh phí 154.900 USD  thực hiện trong giai đoạn 2005-2009. Giáo sư được mời tham gia dự án với tư cách là cố vấn danh dự và trực tiếp thực hiện các bài giảng, giới thiệu Nhã nhạc trong các hoạt động của dự án.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm lễ tưởng niệm Giáo sư Trần Văn Khê chiều 26/6

Giáo sư Trần Văn Khê tại lễ khai giảng lớp đào tạo nhạc công Nhã nhạc cung đình Huế tại TP Huế tháng 2/2006

“Là người có tình cảm sâu sắc với quê hương và mong muốn đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu quảng bá âm nhạc truyền thống nước nhà, ông đã dành cả cuộc đời mình để thắp lên ngọn lửa yêu thương âm nhạc dân tộc đến với nhiều thế hệ và là người góp công lớn trong việc nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá, để bảo tồn và phát huy giá trị của Nhã nhạc.

Giáo sư Trần Văn Khê mất đi, đất nước mất một người con ưu tú; nhân dân Thừa Thiên Huế mất đi một người thầy, một người bạn có rất nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa tỉnh nhà; bạn bè mất đi người đồng nghiệp quý mến; gia đình mất đi một người ông, người chồng mẫu mực, sự ra đi của Giáo sư là tổn thất không gì bù đắp được.

Xin gửi đến gia đình Giáo sư Trần Văn Khê lời chia buồn sâu sắc nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, và đặc biệt là từ những người đang công tác trong lĩnh vực văn hóa, âm nhạc và nghệ thuật của tỉnh” – TS. Phan Thanh Hải phát biểu trong lễ tưởng niệm.

Đông đảo các thế hệ ở Huế gắn bó với giáo sư Trần Văn Khê đến lễ tưởng niệm

Đông đảo các thế hệ ở Huế gắn bó với giáo sư Trần Văn Khê đến lễ tưởng niệm

Đông đảo các thế hệ ở Huế gắn bó với giáo sư Trần Văn Khê đến lễ tưởng niệm
Đông đảo các thế hệ ở Huế gắn bó với giáo sư Trần Văn Khê đến lễ tưởng niệm

Bàn thờ giáo sư được đặt trang trọng trước Nhà hát cổ Duyệt Thị Đường, nơi khởi nguồn của những buổi biểu diễn Nhã nhạc Cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam
Phút mặc niệm đến người có công đặc biệt với âm nhạc dân tộc

Phút mặc niệm đến người có công đặc biệt với âm nhạc dân tộc
Phút mặc niệm đến người có công đặc biệt với âm nhạc dân tộc

Ông Thái Công Nguyên, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thời kỳ đầu thắp hương tưởng nhớ
Phút mặc niệm đến người có công đặc biệt với âm nhạc dân tộc

Ông Ngô Hòa, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế qua nhiều nhiệm kỳ, người tâm huyết với văn hóa Huế dâng hương lên bàn thờ GS Trần Văn Khê
Dòng người chờ đến lượt thắp hương cho giáo sư

Dòng người chờ đến lượt thắp hương cho giáo sư
GS tại Hội thảo Bảo tồn và Phát huy giá trị Tuồng Cung đình Huế năm 2000

GS tại Hội thảo Bảo tồn và Phát huy giá trị Tuồng Cung đình Huế năm 2000
GS tại Hội thảo Bảo tồn và Phát huy giá trị Tuồng Cung đình Huế năm 2000

GS. Trần Văn Khê, nghệ nhân Trần Kích (Huế, giữa) và GS. Tô Ngọc Thanh (trái) đang trao đổi về bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế (2/2006)
Mọi người đóng góp cho Quỹ học bổng Trần Văn Khê với ý nguyện Giáo sư trước lúc qua đời, nhằm

Mọi người đóng góp cho Quỹ học bổng Trần Văn Khê với ý nguyện Giáo sư trước lúc qua đời, nhằm dành tặng cho những công trình nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam

Đại Dương