1. Dòng sự kiện:
  2. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Người Việt Nam “say mê” sách Trung Quốc như thế nào?

(Dân trí) - Tân Hoa Xã, tờ báo hàng đầu của Trung Quốc vừa có bài viết lý giải về câu chuyện này.

Tân Hoa Xã bàn về chuyện người Việt Nam “say mê” sách Trung Quốc


Đến thăm con phố Đinh Lễ (Hà Nội), không khó để tìm thấy những đầu sách văn học Trung Quốc đã được chuyển ngữ, bày bán ở khắp các hiệu sách tại đây. Bài báo vừa đăng tải trên Tân Hoa Xã được mở đầu như thế.

Trên “con phố sách” này, những cửa hiệu nhỏ nằm sát cạnh nhau, chạy dọc con phố dài 200m. Bước vào một cửa hiệu, những cuốn sách văn học của các nhà văn trẻ Trung Quốc được bày dọc một kệ sách dài 2m với các đầu sách đa dạng chiếm tới 3 tầng trong chiếc giá sách đồ sộ.

Chiếc giá này bày ngay gần lối ra vào, với chủ điểm chính là các tiểu thuyết lãng mạn - một thể loại ăn khách nhất hiện nay trong thị trường sách Việt.

Bước vào những cửa hiệu khác, mọi thứ cũng diễn ra tương tự, những cuốn sách văn học của các nhà văn trẻ Trung Quốc vẫn nắm giữ những vị trí trưng bày rất bắt mắt.

Không phải chỉ những tiểu thuyết lãng mạn của các nhà văn trẻ Trung Quốc mới hấp dẫn độc giả Việt, ngay cả những tác phẩm văn chương cổ điển như “Thủy Hử”, “Tam quốc diễn nghĩa”… cũng vẫn nhận được sự quan tâm lớn của độc giả nơi đây. Những người tìm đến văn học Trung Quốc có cả người trẻ và độc giả cao niên.

Những tác phẩm văn học đương đại của Trung Quốc với các tác giả nổi tiếng như Mạc Ngôn, Lỗ Tấn cũng có lượng độc giả khá vững chắc.

“Không như những tiểu
thuyết lãng mạn - chỉ


“Không như những tiểu thuyết lãng mạn - chỉ hot khi mới được xuất bản, sau một thời gian là không ai hỏi đến nữa, vả lại, cũng chỉ có người trẻ hỏi mua; tác phẩm của những nhà văn như Mạc Ngôn, Lỗ Tấn và một số tác phẩm văn học cổ khác của Trung Quốc hấp dẫn độc giả ở nhiều lứa tuổi tại Việt Nam” - tờ Tân Hoa Xã trích dẫn lời một người bán sách trên phố Đinh Lễ.

Sau khi nhận được giải Nobel Văn học hồi năm 2012, nhà văn Mạc Ngôn đã trở thành một cái tên ăn khách tại Việt Nam, trong khi Lỗ Tấn là cái tên nổi bật của văn học Trung Quốc bởi ông được nhắc tới trong sách giáo khoa văn học của học sinh nhiều thế hệ tại Việt Nam.

“Tôi thích đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Trung Quốc, nhất là các tác phẩm của Kim Dung, bởi tôi thích những câu chuyện về các hiệp khách giang hồ, anh hùng trượng nghĩa với khả năng võ thuật siêu phàm” - một độc giả nam, tuổi ngoài 30 chia sẻ với phóng viên Tân Hoa Xã.

Trong khi đó, một cô gái trẻ, đang là sinh viên của một trường Đại học ở Hà Nội lại đang đi tìm một vài cuốn tiểu thuyết lãng mạn của các nhà văn trẻ Trung Quốc: “Tôi thích tiểu thuyết lãng mạn của Trung Quốc bởi trong đó có những câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, rất gần gũi với cuộc sống thường nhật”.

“Không như những tiểu
thuyết lãng mạn - chỉ


Sự phổ biến của văn học Trung Quốc ở Việt Nam có thể quan sát thấy không chỉ ở trong những hiệu sách mà ngay cả trong các forum trên mạng Internet.

Trong một forum bình luận về tiểu thuyết văn học mạng của Trung Quốc, một độc giả người Việt chia sẻ: “Không thể phủ nhận cuốn tiểu thuyết này quá tuyệt vời. Tôi đã khóc rất nhiều khi đọc tác phẩm này”.

Một độc giả khác bình luận: “Tôi đọc cuốn tiểu thuyết này rồi, còn xem cả bộ phim truyền hình chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết này nữa, sau đó còn đọc đi đọc lại mà không thấy chán. Tôi đã đọc nhiều tiểu thuyết rồi, nhưng không cuốn nào gây ám ảnh cho tôi như cuốn này”.

“Có tiểu thuyết nào hay như thế này nữa không?”, “Cuốn này hay thế”, “Rất đáng đọc”… Những lời ngợi khen liên tiếp được đưa ra.

Cuốn tiểu thuyết mà những độc giả Việt Nam đang hết lời khen ngợi trong forum, đó là cuốn “Bộ bộ kinh tâm” - một tiểu thuyết văn học mạng thuộc thể loại “xuyên không” (nhân vật chính vì một lý do nào đó, đi đến sống ở một khoảng thời gian, không gian khác) của tác giả Đồng Hoa.

“Không như những tiểu
thuyết lãng mạn - chỉ


Trong những năm trở lại đây, những trang văn học mạng của Trung Quốc cũng nhận thấy một xu hướng mới, đó là khá nhiều độc giả Việt Nam tìm đọc các tác phẩm mới trên các chuyên trang văn học mạng của Trung Quốc.

Đối với những người không biết tiếng Trung, họ sẽ sử dụng công cụ chuyển ngữ trên mạng để nắm được nội dung tác phẩm, và sau đó có thể chờ một ấn bản chuyển ngữ hoàn chỉnh ra mắt tại Việt Nam một thời gian sau đó.

Theo thống kê của Tân Hoa Xã, trong vài năm trở lại đây (từ 2009-2013), đã có 841 đầu sách tiếng Trung được chuyển ngữ và xuất bản ở Việt Nam, trong đó có tới 617 đầu sách là các tác phẩm văn học mạng.

Phần lớn những tác phẩm văn học mạng được yêu thích ở Trung Quốc đều đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt, bao gồm những tiểu thuyết tình yêu của gần 100 “cây bút online” người Trung Quốc.

Lý giải cho sự xuất hiện phổ biến của văn học Trung Quốc tại Việt Nam, Tân Hoa Xã cho rằng “vì Việt Nam và Trung Quốc có sự gần gũi về địa lý, hai dân tộc lại cùng có nền văn hóa đậm chất Á Đông, nên độc giả Việt Nam dễ dàng cảm thụ và ngày càng yêu thích những tác phẩm văn học Trung Quốc”.

Bích Ngọc
Theo Xinhua