Người có trí tuệ xúc cảm tốt sẽ suy nghĩ khác biệt về 11 điều này

(Dân trí) - Trí tuệ xúc cảm là khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình, từ đó dẫn dắt suy nghĩ và hành động của bản thân.

Trí tuệ xúc cảm sẽ giúp bạn vượt qua những khoảng thời gian tồi tệ nhất, đồng thời tận hưởng khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Những người có trí tuệ xúc cảm tốt thường sẽ có những cách nhìn nhận khác biệt về 11 sự việc dưới đây:

Sự thất bại

Người xưa có câu "Thất bại là mẹ thành công". Áp dụng câu nói đó, người có trí tuệ xúc cảm không sợ thất bại. Ngược lại, chính thất bại giúp họ họ bứt phá mạnh mẽ. Họ biết thành công không phải là một thành tựu duy nhất mà nó được xây dựng dựa trên sự cải tiến liên tục. Với những người này, mỗi lần "thất bại" lại là một cơ hội khác để học hỏi và cải thiện.

Sự phê bình

Phản ứng tự nhiên của chúng ta khi bị chỉ trích là phòng thủ, đổ lỗi hoặc chống trả. Phản ứng này hoàn toàn chỉ gây ra những tổn thương cho chính bản thân chúng ta và người khác. Trí tuệ xúc cảm cho phép bạn nhìn ra cái đúng ở những lời chỉ trích đó. Nếu sự phê bình, góp ý bắt nguồn từ sự thật, nó có thể giúp bạn trở nên tốt hơn, có cái nhìn đa chiều hơn về bản thân mình.

Người có trí tuệ xúc cảm tốt sẽ suy nghĩ khác biệt về 11 điều này - 1

Sự đồng cảm

Sự đồng cảm là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có.

Suy nghĩ

Hầu hết mọi người thường nghĩ về những thứ trừu tượng, những suy nghĩ này chỉ đến rồi đi. Trong khi đó người có trí tuệ xúc cảm lại nhận ra được những suy luận logic từ những suy nghĩ trừu tượng này. Người có trí tuệ xúc cảm biết rằng suy nghĩ đi trước hành động, do đó, họ cố gắng tập trung suy nghĩ để làm việc có lợi cho mình.

Sự im lặng

Hầu hết mọi người đều sợ sự im lặng. Nếu mọi thứ trở nên quá yên tĩnh, chúng ta sẽ có xu hướng phá vỡ sự yên tĩnh này bằng các âm thanh khác nhau. Thế nhưng, những người trí tuệ xúc cảm lại thích sự im lặng. Họ thích ở một mình với những suy nghĩ của họ. Bởi đối với họ, sự im lặng không phải là điều gì đó quá tệ, ngược lại, họ hiểu nhiều khi "im lặng là vàng".

Sự phản hồi

Người ta thường không biết làm thế nào để thể hiện ý kiến của bản thân, bởi họ sợ phải chia sẻ những suy nghĩ thật của mình. Phản ứng tâm lý thông thường là chờ đợi để nghe ý kiến của người khác. Những người có trí tuệ xúc cảm có thể tự mình suy nghĩ. Họ thường có quan điểm khác với mọi người và không ngại lên tiếng trình bày ý kiến của mình.

Lời xin lỗi

Câu "Tôi xin lỗi" quả thực rất khó nói ra, nhưng cũng là một trong những câu có giá trị nhất. Người có trí tuệ xúc cảm hiểu điều này, do đó họ sẽ hạ bớt cái Tôi của mình xuống và xin lỗi khi cần. Lời xin lỗi đôi khi không cần phải rạch ròi chuyện ai đúng ai sai. Đó là cách để duy trì mối quan hệ với những người quan trọng với bạn.

Sự tha thứ

Tương tự như vậy, người trí tuệ xúc cảm biết rằng ôm một mối hận cũng giống như uống thuốc độc và nằm chờ chết. Họ chọn cách tha thứ và quên đi, tiếp tục cuộc sống tươi đẹp của mình.

Người có trí tuệ xúc cảm tốt sẽ suy nghĩ khác biệt về 11 điều này - 2

Khiêm tốn

Khiêm tốn không có nghĩa là yếu đuối hay thiếu tự tin. Thực tế chứng minh: người khiêm tốn là những người mạnh mẽ và mang lại cảm giác an toàn. Họ nhận ra rằng ai cũng có điểm yếu nên không ngại thể hiện điểm yếu của mình. Người trí tuệ xúc cảm coi sự khiêm tốn là sức mạnh.

Sự cam kết

Người có trí tuệ xúc cảm hiểu rằng việc không giữ lời hứa sẽ ảnh hưởng đến uy tín của mình như thế nào. Họ cố gắng chỉ đưa ra những cam kết mà họ có thể tuân thủ và thực hiện những gì họ đã hứa. Bằng cách đó, họ trở nên đáng tin cậy, họ hiểu niềm tin là điều vô giá trong cuộc sống ngày nay.

Trí tuệ xúc cảm

Những người thông minh nghĩ thế nào về trí tuệ cảm xúc? Họ nhận ra đó không phải là một phẩm chất vốn có, mà còn cần cả sự rèn luyện.

Người có trí tuệ xúc cảm thường bảo vệ mình bằng cách xây dựng mức độ thể hiện cảm xúc, họ có khả năng điều khiển cảm xúc trước các tác động khách quan và cả chủ quan. Thông điệp ở đây là bạn cần phải học cách chi phối cảm xúc của mình sao cho có lợi nhất. Nếu sống quá thiên về cảm xúc, đó là điều không hay.