Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu

Hà Tùng Long Ảnh: Nam Jazz

(Dân trí) - Nhiều nghệ sĩ gạo cội dù đã tuổi cao sức yếu nhưng vẫn tề tựu trong ngày giỗ Tổ sân khấu và Ngày Sân khấu Việt Nam 2020.

Sáng nay (25/9) tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra lễ giỗ Tổ nghề sân khấu và Ngày Sân khấu Việt Nam. Nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực: kịch nói, ca nhạc, xiếc, múa rối, chèo, tuồng, cải lương… cùng tề tựu trong sự kiện trọng đại này.

Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 1
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 2

NSND Lê Tiến Thọ và các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam thực hiện nghi thức dâng văn tế Tổ.

Phát biểu tại sự kiện, NSND Trịnh Thuý Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam nhấn mạnh: “Ngày 12/8 âm lịch hàng năm là ngày truyền thống của những người làm nghệ thuật sân khấu để bày tỏ lòng biết ơn tới tiên tổ, đến các bậc tiền nhân đã vượt qua mọi định kiến của xã hội mà sáng tạo nên một loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo, có giá trị, làm giàu cho bản sắc văn hóa và để tri ân khán giả đã đồng hành cùng các văn nghệ sĩ, bảo tồn - phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống.

Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự bùng phát của dịch Covid-19, sân khấu đã khó khăn lại chồng chất khó khăn. Dẫu còn nhiều khó khăn phải đối diện nhưng sự quyết tâm của các nhà hát cũng như của các nghệ sĩ toàn quốc, nghệ thuật biểu diễn đã rất sáng tạo biểu diễn online phục vụ nhân dân và tuyên truyền để nhân dân tránh dịch, góp phần chung tay cùng nhân dân cả nước kịp thời đẩy lùi dịch bệnh”.

Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 3
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 4
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 5
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 6

Các nghệ sĩ biểu diễn văn nghệ dâng Tổ.

Trong dịp này, bên cạnh thực hiện các nghi thức tế Tổ nghề, biểu diễn một số tiết mục trình Tổ... còn có phần tôn vinh và tặng quà các nghệ sĩ cao tuổi (70, 80 và 90 tuổi) là Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, nghệ sĩ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tại đã tổ chức trao Giải thưởng Sân khấu năm 2019. Năm nay, giải kịch bản không có giải A, giải B thuộc về kịch bản “Vương quyền” của tác giả Bích Ngân, “Gian hùng hay Thiên mệnh” của Hoàng Thanh Du, “Người là anh Văn” của Vũ Xuân Cải, “Kẻ trộm” của Lê Quý Hiền, “Quyền lực nhóm” của Thiều Hạnh Nguyên, “Ngày ấy cổng trời” của Nguyễn Kháng Chiến.

Giải thưởng xuất sắc cho sách Nghiên cứu Lý luận – Phê bình gồm: PGS, TS Trần Trí Trắc với “Thi pháp Chèo cổ” (Giải A), Đặng Thanh Lưu với “Dân ca xứ Nghệ và Sân khấu hóa Dân ca” (Giải B). Giải thưởng vở diễn Sân khấu xuất sắc gồm: “Thân phận nàng Kiều” của Nhà hát Múa rối Việt Nam (Giải xuất sắc), “Điều còn lại” của Nhà hát Chèo Hà Nội, “Trọn nghĩa non sông” của Nhà hát Chèo Thái Bình, “Nhân Huệ Vương” của Nhà hát Tuồng Việt Nam, “Còn mãi với thời gian” của Nhà hát Kịch Việt Nam (Giải A); 

“Hà Thành chính khí” của Nhà hát Kịch Hà Nội, “Công lý không gục ngã” của Nhà hát Chèo Quân đội, “Hoạn lộ” của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, “Vì sao lạc xứ” của Nhà hát Cải lương Việt Nam, “Bình minh trên đỉnh Pa Rút” của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, “Hừng đông” - Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ, “Diều ơi” của Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ, “Hà Nội của những giấc mơ” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam (Giải B).

Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 7
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 8
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 9

Các nghệ sĩ nhận giải thưởng Sân khấu năm 2019.

Đồng thời, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã trao tặng giải cho các cá nhân xuất sắc gồm: Giải đạo diễn xuất sắc thuộc về NSND Nguyễn Tiến Dũng với vở diễn “Thân phận nàng Kiều” (Nhà hát Múa Rối Việt Nam); Giải diễn viên kịch nói xuất sắc thuộc về Nghệ sĩ Phạm Tiến Lộc vai Hoàng Diệu trong vở “Hà thành chính khí” (Nhà hát Kịch Hà Nội), NSƯT Phương Nga vai bà Muộn trong “Điều còn lại” (Nhà hát Kịch Việt Nam).

Giải diễn viên Cải lương xuất sắc thuộc về Nghệ sĩ Nguyễn Văn Đáng vai Hồ Nguyễn Trừng trong “Vì sao lạc xứ” (Nhà hát Cải lương Việt Nam), nghệ sĩ Thiên Hương vai Triệu Trinh Nương trong “Truyền thuyết Triệu Trinh Nương” (Nhà hát Cải lương Việt Nam).

Giải diễn viên Tuồng xuất sắc thuộc về NSƯT Phan Quang, vai Lê Đại Cang trong vở “Hoạn lộ” (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh - TP. Đà Nẵng), NSƯT Lộc Huyền vai Nàng Phận trong vở “Trung Thần” (Nhà hát Tuồng Việt Nam).

Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 10
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 11
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 12
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 13
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 14
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 15
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 16
Nghệ sĩ gạo cội tề tựu trong lễ giỗ Tổ sân khấu - 17

Các nghệ sĩ mừng mừng, tủi tủi khi gặp lại nhau trong ngày giỗ Tổ nghề.

Giải diễn viên Chèo xuất sắc thuộc về NSƯT Trâm Anh, vai Nguyễn Trãi trong vở “Trọn nghĩa non sông” (Nhà hát Chèo Thái Bình), Quỳnh Sơn vai Thị Trinh trong vở “Bên nước ngũ Bồ” (Nhà hát Chèo Quân đội).

Giải diễn viên Dân ca xuất sắc thuộc về nghệ sĩ Thuỳ Dung vai K’Lai trong vở “Bình minh trên đỉnh Pa rút” (Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định), Hồ Minh Thông vai Phan Đăng Lưu tong vở “Hừng đông” (Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ). Giải hoạ sĩ xuất sắc thuộc về NSƯT Nguyễn Đạt Tăng trong vở “Điều còn lại” (Nhà hát Chèo Hà Nội).