Nam Định:

Mở “chợ” cổ vật, Bảo tàng Nam Định nhận được nhiều cổ vật hiến tặng

(Dân trí) - Với mục đích mở một chợ cổ vật, để người chơi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm để tránh mua phải đồ rởm, đồ giả, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tổ chức các phiên chợ thường xuyên về cổ vật. Cũng nhờ vậy mà phía Bảo tàng Nam Định đã nhận được rất nhiều cổ vật hiến tặng có giá trị cao.

Với việc nảy ra ý định và quyết định tổ chức các buổi chợ đồ cổ của Bảo tàng tỉnh Nam Định, khiến nhiều người chơi đổ cổ bắt đầu chú ý dần đến. Cũng vì vậy mà mối quan hệ giữa Bảo tàng Nam Định với giới sưu tầm đồ cổ có được nhiều thuận lợi. Đặc biệt, cũng từ chợ đồ cổ này mà nhiều đã đến Bảo tàng tỉnh Nam Định hiến tặng nhiều cổ vật có giá trị văn hóa cũng như thương mại.

Tỉnh Nam Định vốn nổi tiếng có chợ Viềng họp vào mồng 7 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Ở ngày họp chợ Viềng, đồ cổ được bày bán la liệt, thu hút rất nhiều người mua và người bán. Với mục đích để người chơi đồ cổ gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm để tránh mua phải đồ kém chất lượng, đồ giả. Bảo tàng tỉnh Nam Định từng mở chợ cổ vật vào ngày 7 tháng Giêng, trùng với ngày họp chợ Viềng.

Chợ cổ vật được mở tại Bảo tàng tỉnh Nam Định
"Chợ cổ vật" được mở tại Bảo tàng tỉnh Nam Định

Cũng từ mục đích để người chơi đồ cổ gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm để tránh mua phải đồ kém chất lượng, đồ giả, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tổ chức các phiên chợ thường xuyên về cổ vật.

Các buổi họp chợ của hội hầu như đều tổ chức tại Bảo tàng Nam Định vì không gian ở đây rộng, có nơi trưng bày, lại được cán bộ, nhân viên bảo tàng là những người am hiểu sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, thông tin cổ vật.

Mục đích mở chợ cổ vật, để người chơi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm để tránh mua phải đồ rởm, đồ giả
Mục đích mở chợ cổ vật, để người chơi gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm để tránh mua phải đồ rởm, đồ giả

Anh Nguyễn Văn Vinh, một người chơi đồ cổ lâu năm ở Nam Định cho hay: “Hiện nay với việc bán đồ cổ có giá trị thương mại rất lớn, nên vì lợi nhuận mà hiện nay nhiều đồ cổ giả làm rất tinh vi. Nên việc Bảo tàng Nam Định mở chợ tư vấn cho người chơi đồ cổ rất thiết thực”.

Để “chợ" cổ vật do Bảo tàng Nam Định mở có sức thu hút hơn, đơn vị này còn sẵn sàng mời các chuyên gia có uy tín của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, các nhà sử học về nói chuyện, cung cấp thông tin cũng như giúp giám định cổ vật.

Theo ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết, nhờ tổ chức các buổi chợ đồ cổ, mối quan hệ của Bảo tàng Nam Định với giới sưu tầm đồ cổ được gắn kết và nhiều người đã đến đây hiến tặng cổ vật có giá trị cao về văn hóa.

Việc Bảo tàng Nam Định mở chợ tư vấncho người chơi đồ cổ rất thiết thực và thu hút rất nhiều người
Việc Bảo tàng Nam Định mở chợ tư vấncho người chơi đồ cổ rất thiết thực và thu hút rất nhiều người

Ông Thư cho biết: “Các phiên chợ cổ mà chúng tôi tổ chức mang lại kiến thức, lợi ích cho người tham gia. Những đồ cổ mà mọi người hiến tặng, chúng tôi mang đi quảng bá, trưng bày để nhiều người cùng biết. Cũng nhờ vậy mà Bảo tàng Nam Định đã có được một kho hiện vật đa dạng, phong phú”.

Khoảng 10 năm nay, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tiếp nhận 15 lần hiến tặng với 960 cổ vật, trong đó nhiều món có giá trị có giá trị rất lớn .

Gần đây nhất, ngày 30/6, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tiếp nhận 55 cổ vật thời Lê - Nguyễn và các hiện vật Trung Quốc từ thế kỷ 16-19, do ông Nguyễn Thanh Nam, một nhà sưu tầm ở huyện Thanh Trì - Hà Nội hiến tặng. Cùng với 22 cổ vật là đồ đồng, đá, thủy tinh... là hiện vật thuộc văn hóa Sa Huỳnh, Phùng Nguyên, Đồng Đậu... do ông Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử trao tặng.

Đức Văn