Gia Lai:

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Banar

(Dân trí) - Vào ngày 22-23/7, tại huyện Kbang (Gia Lai) đã phục dựng lại các lễ hội truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số Banar và Tổ chức Ngày hội Văn hóa cồng chiêng trên địa bàn. Lễ hội đã thu hút hơn 400 nghệ nhân đến từ 14 đoàn cồng chiêng của 10 xã về tham dự.

Nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, huyện Kbang đã tổ chức ngày hội văn hóa cồng chiêng. Tham dự lễ hội có hơn 400 nghệ nhân là đồng bào dân tộc thiểu số Banar đến 14 đoàn của 10 xã, thị trấn và ban tổ chức cũng đã mời thêm huyện KongChro và thị xã An Khê cùng tham gia biểu diễn cồng chiêng.


Những thôn nữ Banar đang giã gạo

Những thôn nữ Banar đang giã gạo

Ngày hội văn hóa cồng chiêng đã tái hiện lại những nét văn hóa truyền thống của người Banar tại làng Kháng chiến Stơr (một trong những di tích ghi dấu những chiến công của quân và dân đồng bào dân tộc thiểu số trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đặc biệt là Anh Hùng Núp - cánh chim đầu đàn của người Tây Nguyên). Cũng trong lễ hội, các du khách được thưởng thức bữa tiệc âm thanh của núi rừng Tây Nguyên được phát ra từ tiếng cồng, tiếng chiêng, đàn Tơ-rưng, đàn đá, tiếng trống…


Màn múa mừng lúa mới, xua đuổi tà ma của người Banar

Màn múa mừng lúa mới, xua đuổi tà ma của người Banar

Lồng ghép vào lễ hội, du khách đã được hòa mình vào cảnh sinh hoạt đời thường của người Banar như: dệt thổ cẩm, tạc tượng, đan lát các dụng cụ sinh hoạt. Đặc biệt là ăn các món ăn đã gắn bó với bà con từ lâu đời như cơm lam, gà nướng, lá sắn xào cà đắng…

Mãn nhãn với màn múa cồng chiêng của người Banar - 3


Mãn nhãn mới múa cồng chiêng của người người Banar

Mãn nhãn mới múa cồng chiêng của người người Banar

Dự kiến lễ hội được diễn ra 2 ngày (22-23/7/2017) gồm các hoạt động đặc sắc tại Làng kháng chiến Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang).

Phạm Hoàng