Triển lãm loạt tranh khỏa thân “kiệt tác”

(Dân trí) - Bộ sưu tập các bức tranh khỏa thân do họa sĩ nổi danh người Ý Amedeo Modigliani thực hiện đang được triển lãm quy mô lớn. Bức “Khỏa thân nằm tựa” của ông hiện là bức họa đắt thứ 3 trong lịch sử đấu giá tranh (giá 3.872 tỷ đồng).

Hiện tại, giới nghệ thuật ở Anh đang xôn xao trước việc phòng trưng bày nghệ thuật danh tiếng Tate Modern (London, Anh) sắp mở triển lãm tranh khỏa thân do danh họa người Ý Amedeo Modigliani thực hiện (1884-1920).

Đúng 100 năm trước, cảnh sát Paris (Pháp) đã từng đóng cửa triển lãm tranh solo của Amedeo Modigliani bởi toàn bộ tranh trong buổi triển lãm đều khắc họa phụ nữ khỏa thân một cách… chân thực, không có chút “ước lệ” nào. Giờ đây, đúng 100 năm sau, phòng trưng bày nghệ thuật danh tiếng hàng đầu tại London - Tate Modern - sẽ tổ chức một buổi triển lãm… tương tự.

Bức “Khỏa thân nằm tựa” (1919) và “Khỏa thân nằm tựa trên gối trắng” (1917) của Modigliani đang trưng bày tại phòng triển lãm Tate Modern.
Bức “Khỏa thân nằm tựa” (1919) và “Khỏa thân nằm tựa trên gối trắng” (1917) của Modigliani đang trưng bày tại phòng triển lãm Tate Modern.

Trong tuần này, Tate Modern sẽ triển lãm 12 bức tranh khỏa thân do danh họa đoản mệnh Amedeo Modigliani thực hiện (Amedeo Modigliani qua đời ở tuổi 35).

Đây là một sự kiện đặc biệt, bởi dù quan niệm của công chúng đối với những bức tranh khỏa thân đã cởi mở hơn nhiều, thậm chí tranh của Modigliani còn nằm trong nhóm siêu phẩm đắt nhất lịch sử hội họa, thì việc có thể mở ra một triển lãm tranh toàn tranh khỏa thân do Amedeo Modigliani thực hiện cũng không hề đơn giản.

Sự kiện ngay lập tức trở thành hiện tượng trong giới văn hóa - nghệ thuật Anh. Giám đốc của phòng trưng bày - bà Nancy Ireson - chia sẻ về sự kiện đặc biệt: “Thật kỳ diệu. Chúng tôi vô cùng phấn khích. Đây là triển lãm quy tụ số lượng tranh khỏa thân do danh họa Amedeo Modigliani thực hiện lớn nhất từng thấy tại Vương quốc Anh”.

Thực tế, đây còn được xem là một sự kiện lớn của giới hội họa quốc tế. 12 bức tranh này nằm trong tổng cộng 100 tác phẩm của Modigliani hiện đang trưng bày tại Tate Modern, giúp làm nên một triển lãm giới thiệu gần như toàn diện về sự nghiệp của vị danh họa.

Bức “Phụ nữ khỏa thân” (1916) của Modigliani.
Bức “Phụ nữ khỏa thân” (1916) của Modigliani.

Triển lãm cũng sẽ đưa vào ứng dụng thực tế ảo để du khách có thể trải nghiệm cảm giác ở trong phòng vẽ của Modigliani - một căn phòng nhỏ, bừa bộn, đầy khói thuốc. Phòng trưng bày Tate Modern đã kỳ công mượn tranh từ nhiều bảo tàng cũng như những nhà sưu tập tư nhân để đưa tới cho công chúng cơ hội được chiêm ngưỡng những bức tranh vốn hiếm khi xuất hiện.

Trong thế giới hội họa, Modigliani được xem là người có công cách tân mảng tranh khỏa thân với phong cách khắc họa đề cao tính chân thực. Ở thời điểm năm 1917, khi Modigliani mở triển lãm tranh solo ở Paris, những người đi ngang qua phòng tranh đã sững sờ, dù họ mới chỉ đứng bên ngoài tấm cửa kính ngó vào.

Ngay lập tức, thông tin được báo tới cảnh sát Paris và với quan niệm nghệ thuật thời bấy giờ, triển lãm của Modigliani liền bị đóng cửa. Đó là lần đầu tiên và duy nhất, Modigliani tổ chức triển lãm tranh của riêng mình.

Phòng trưng bày Tate Modern hy vọng công chúng của 100 năm sau sẽ nhìn thấy ở tranh của Modigliani nhiều điều hơn thế, như lời của giám đốc phòng trưng bày: “Những bức tranh này rất phi thường. Chúng không chỉ vô cùng gợi cảm mà còn kể cho chúng ta nghe về một thời điểm quyết định đối với phụ nữ thời bấy giờ. Vị thế của phụ nữ ở thời điểm đó đang thay đổi”.

Danh họa người Ý Amedeo Modigliani lúc sinh thời.
Danh họa người Ý Amedeo Modigliani lúc sinh thời.

Những bức tranh khỏa thân mà Modigliani thực hiện nằm trong thời kỳ diễn ra Thế chiến I, khi đó, nhiều nam giới ra chiến trường, phụ nữ ở nhà phải đảm nhiệm phần việc của nam giới trong cả gia đình và ngoài xã hội. Họ vất vả hơn, nhưng đồng thời cũng có nhiều cơ hội và trở nên độc lập, tự chủ hơn.

Trong tranh của Modigliani, biểu cảm của người mẫu được khắc họa rất chân thực, có người trông lo lắng, có người rất tự tin.

“Bạn có thể cảm nhận được tính cách của người mẫu xuất hiện trong tranh. Các người mẫu của Modigliani được tự do lựa chọn cách để tóc, cách trang điểm, có những người thể hiện cá tính rất mạnh so với phong cách thường thấy của phụ nữ thời kỳ đó”, giám đốc phòng trưng bày - bà Ireson nhận xét.

Một góc trong triển lãm Tate Modern trưng bày tranh khỏa thân của Amedeo Modigliani.
Một góc trong triển lãm Tate Modern trưng bày tranh khỏa thân của Amedeo Modigliani.

Modigliani sinh ra ở thành phố Livorno (Ý) năm 1884. Ngay từ thời thơ bé, Modigliani đã là một đứa trẻ ốm yếu, thường xuyên phải nằm trên giường bệnh, nhưng chính điều đó cho phép cậu bé Modigliani sớm đọc những tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ, nhà triết học trứ danh.

Đến tuổi 18, Modigliani đã biết mình sẽ theo đuổi hội họa và đến năm 22 tuổi, Modigliani đã chuyển tới sống ở kinh đô nghệ thuật của thế giới - Paris (Pháp).

Modigliani bắt đầu gặp gỡ và kết thân với những danh họa nổi tiếng ở Paris thời kỳ đó, trong số những người Modigliani thường gặp gỡ có cả danh họa người Tây Ban Nha - Pablo Picasso. Thời kỳ đầu tìm tới Paris, Modigliani vẫn còn đang đi tìm phong cách của riêng mình.

Sinh thời, sự nghiệp của Modigliani không được đánh giá cao như sau khi danh họa qua đời. Triển lãm solo đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp của Modigliani gặp phải lùm xùm lớn với cả công chúng và nhà chức trách.

Trong đời tư, ngay khi đang còn sống và sau này được hậu thế nhìn lại, Modigliani vẫn thường được nhắc tới trong hình ảnh một “tay chơi bạt mạng”.

Bức “Khỏa thân nằm tựa trên vải đỏ” (1917) hiện là bức tranh đắt thứ 3 trong lịch sử hội họa. Tác phẩm từng được mua hồi năm 2015 tại một cuộc đấu giá ở mức 170,4 triệu USD (tương đương 3.872 tỷ đồng).
Bức “Khỏa thân nằm tựa trên vải đỏ” (1917) hiện là bức tranh đắt thứ 3 trong lịch sử hội họa. Tác phẩm từng được mua hồi năm 2015 tại một cuộc đấu giá ở mức 170,4 triệu USD (tương đương 3.872 tỷ đồng).

Modigliani trải qua vô số cuộc tình chóng vánh, nghiện rượu, chất kích thích, thuốc phiện, ma túy… Cuối cùng, người nghệ sĩ vốn có thể trạng yếu ấy đã qua đời ở tuổi 35 vì bệnh lao. Tình trạng sức khỏe của Modigliani sụt giảm nhanh chóng một phần vì bệnh tật, một phần vì lối sống quá phóng túng của họa sĩ.

Chuyên gia hội họa Simonetta Fraquelli của phòng trưng bày Tate Modern khẳng định: “Triển lãm các tác phẩm của Modigliani sẽ đi sâu vào các tác phẩm, không phải những câu chuyện đời tư của họa sĩ.

“Để thấy rằng, dù có lối sống trác táng, nhưng Modigliani là một thiên tài hội họa thực sự, bởi ông ấy đã thực sự sáng tạo nghiêm túc, và những tác phẩm này chính là minh chứng cho sự nghiêm túc lao động đó”.

Những bức tranh đắt giá nhất trong lịch sử hội họa xuất hiện tại các cuộc đấu giá:


1 - Bức tranh chân dung bị thất lạc từ lâu của danh họa người Ý Leonardo da Vinci - “Salvator Mundi” - đã vừa được bán ra với mức giá kỷ lục, phá vỡ mọi đỉnh cao về giá từng được xác lập trước đây đối với một tác phẩm hội họa. Con số gây choáng ngợp đó là 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng).

1 - Bức tranh chân dung bị thất lạc từ lâu của danh họa người Ý Leonardo da Vinci - “Salvator Mundi” - đã vừa được bán ra với mức giá kỷ lục, phá vỡ mọi đỉnh cao về giá từng được xác lập trước đây đối với một tác phẩm hội họa. Con số gây choáng ngợp đó là 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng).


2 - “Les Femmes dAlger (Version O)” (Những người phụ nữ Algiers - phiên bản O - 1955) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, có giá 179,4 triệu USD (4.077 tỷ đồng). Tác phẩm được đấu giá hồi năm 2015 tại New York. Người mua là cựu Thủ tướng Qatar - ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani.

2 - “Les Femmes dAlger (Version O)” (Những người phụ nữ Algiers - phiên bản O - 1955) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, có giá 179,4 triệu USD (4.077 tỷ đồng). Tác phẩm được đấu giá hồi năm 2015 tại New York. Người mua là cựu Thủ tướng Qatar - ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani.


3 - “Nu Couché” (Khỏa thân nằm tựa - 1917) của danh họa người Ý Amedeo Modigliani. Bức tranh từng được mua với giá 170,4 triệu USD (3.872 tỷ đồng) hồi năm 2015 tại New York, bởi doanh nhân người Trung Quốc Lưu Ích Khiêm.

3 - “Nu Couché” (Khỏa thân nằm tựa - 1917) của danh họa người Ý Amedeo Modigliani. Bức tranh từng được mua với giá 170,4 triệu USD (3.872 tỷ đồng) hồi năm 2015 tại New York, bởi doanh nhân người Trung Quốc Lưu Ích Khiêm.


4 - “Portrait of Dr. Gachet” (Chân dung bác sĩ Gachet - 1890) của danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh. Tác phẩm từng được mua hồi năm 1990 bởi nhà sưu tầm hội họa người Nhật Ryoei Saito với mức 82,5 triệu USD, hiện giờ tương đương với 151,2 triệu USD (3.436 tỷ đồng).

4 - “Portrait of Dr. Gachet” (Chân dung bác sĩ Gachet - 1890) của danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh. Tác phẩm từng được mua hồi năm 1990 bởi nhà sưu tầm hội họa người Nhật Ryoei Saito với mức 82,5 triệu USD, hiện giờ tương đương với 151,2 triệu USD (3.436 tỷ đồng).


5 - Bộ tranh “Three Studies of Lucian Freud” (Ba nghiên cứu về Lucian Freud - 1969) của danh họa người Anh Francis Bacon đứng thứ 5 với mức giá 142,4 triệu USD, trả giá hồi năm 2013. Hiện giờ, mức giá ấy tương đương 146,4 triệu USD (3.327 tỷ đồng).

5 - Bộ tranh “Three Studies of Lucian Freud” (Ba nghiên cứu về Lucian Freud - 1969) của danh họa người Anh Francis Bacon đứng thứ 5 với mức giá 142,4 triệu USD, trả giá hồi năm 2013. Hiện giờ, mức giá ấy tương đương 146,4 triệu USD (3.327 tỷ đồng).


6 - “Bal du moulin de la Galette” (Khiêu vũ ở cối xay gió Le moulin de la Galette - 1876) của danh họa người Pháp Pierre-Auguste Renoir từng được mua hồi năm 1990 ở mức 78,1 triệu USD, tương đương với 143,2 triệu USD (3.254 tỷ đồng) ở thời điểm hiện tại.

6 - “Bal du moulin de la Galette” (Khiêu vũ ở cối xay gió Le moulin de la Galette - 1876) của danh họa người Pháp Pierre-Auguste Renoir từng được mua hồi năm 1990 ở mức 78,1 triệu USD, tương đương với 143,2 triệu USD (3.254 tỷ đồng) ở thời điểm hiện tại.


7 - “Garçon à la pipe” (Cậu trai và chiếc tẩu thuốc - 1905) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso đứng thứ 7 với mức 104,2 triệu USD trả giá hồi năm 2004, giờ đây, con số ấy tương đương 132,1 triệu USD (3.002 tỷ đồng).

7 - “Garçon à la pipe” (Cậu trai và chiếc tẩu thuốc - 1905) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso đứng thứ 7 với mức 104,2 triệu USD trả giá hồi năm 2004, giờ đây, con số ấy tương đương 132,1 triệu USD (3.002 tỷ đồng).


8 - “The Scream” (Tiếng thét - 1895) của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Bức vẽ từng được mua hồi năm 2012 với mức 119,9 triệu USD, hiện giờ, con số ấy tương đương 125,1 triệu USD (2.843 tỷ đồng).

8 - “The Scream” (Tiếng thét - 1895) của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Bức vẽ từng được mua hồi năm 2012 với mức 119,9 triệu USD, hiện giờ, con số ấy tương đương 125,1 triệu USD (2.843 tỷ đồng).


9 - “Nude, Green Leaves and Bust” (Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực - 1932) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso. Bức tranh từng được mua với giá 106,5 triệu USD hồi năm 2010, giờ đây, con số ấy tương đương 116,9 triệu USD (2.656 tỷ đồng).

9 - “Nude, Green Leaves and Bust” (Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực - 1932) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso. Bức tranh từng được mua với giá 106,5 triệu USD hồi năm 2010, giờ đây, con số ấy tương đương 116,9 triệu USD (2.656 tỷ đồng).


10 - “Irises” (Hoa diên vĩ - 1889) của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh từng được mua hồi năm 1987 với mức giá 53,9 triệu USD, giờ đây, con số ấy tương đương với 113,6 triệu USD (2.581 tỷ đồng).

10 - “Irises” (Hoa diên vĩ - 1889) của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh từng được mua hồi năm 1987 với mức giá 53,9 triệu USD, giờ đây, con số ấy tương đương với 113,6 triệu USD (2.581 tỷ đồng).


11 - “Dora Maar au Chat” (Dora Maar và chú mèo - 1941) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso từng được mua với giá 95,2 triệu USD hồi năm 2006, giờ đây, con số ấy tương đương 113,1 triệu USD (2.570 tỷ đồng).

11 - “Dora Maar au Chat” (Dora Maar và chú mèo - 1941) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso từng được mua với giá 95,2 triệu USD hồi năm 2006, giờ đây, con số ấy tương đương 113,1 triệu USD (2.570 tỷ đồng).

12 - “Untitled” (Không đề - 1982) của họa sĩ Mỹ Jean-Michel Basquiat hiện tại đứng thứ 12 với mức giá 110,5 triệu USD (tương đương 2.511 tỷ đồng).
12 - “Untitled” (Không đề - 1982) của họa sĩ Mỹ Jean-Michel Basquiat hiện tại đứng thứ 12 với mức giá 110,5 triệu USD (tương đương 2.511 tỷ đồng).

>> Mọi kỷ lục về giá trong lịch sử hội họa bị phá vỡ
>> Những bức tranh khỏa thân nổi tiếng trong lịch sử hội họa
>> Bức họa “Khỏa thân nằm tựa” được bán với giá “sốc” 4.000 tỷ đồng
>> Tỉ phú chi 4.000 tỉ đồng mua tranh từng… bán hàng rong trên phố

Bích Ngọc
Theo Guardian/Telegraph