Mọi kỷ lục về giá trong lịch sử hội họa bị phá vỡ

(Dân trí) - Bức tranh đắt nhất thế giới đã lộ diện với mức giá “không tưởng” - 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng). Mức giá này đã phá vỡ mọi kỷ lục từng được xác lập trong thế giới hội họa. Vậy nhưng, đã có lúc, bức tranh chỉ có giá… 60 USD (gần 1,4 triệu đồng).

Bức tranh chân dung bị thất lạc từ lâu của danh họa người Ý Leonardo da Vinci - bức “Salvator Mundi” - đã vừa được bán ra với mức giá kỷ lục, phá vỡ mọi đỉnh cao về giá từng được xác lập trước đây đối với một tác phẩm hội họa. Con số gây choáng ngợp đó là 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng).

Phiên đấu giá vừa diễn ra vào thứ 4 tuần này tại New York (Mỹ). Mức giá “chốt hạ” này đã cao hơn gấp đôi mức giá kỷ lục từng được xác lập trước đó.

Điều thú vị là bức “Salvator Mundi” từng được bán đấu giá với giá chỉ… 60 USD (gần 1,4 triệu đồng), nay lại xác lập kỷ lục thế giới về giá.

Trước đó, phía nhà đấu giá cũng chỉ ước tính bức họa sẽ được mua với giá khoảng 100 triệu USD. Nhưng hiện tại, mức giá thực sự được trả tại sự kiện cao gấp hơn 4 lần mức ước tính ban đầu.

“Salvator Mundi”, trong tiếng Ý có nghĩa là “Người cứu rỗi thế giới”, đây là một bức họa mà Da Vinci dành để miêu tả Chúa Jesus. Tác phẩm được mua bởi một người mua ẩn danh.

Cuộc đấu giá đã kéo dài tới gần 20 phút với rất nhiều bên tham gia, sau cùng, một người mua giấu mặt liên hệ thông qua điện thoại đã “chốt hạ” bằng mức giá cao nhất không ai có thể trả hơn.

Bức “Salvator Mundi” là một bức chân dung thể hiện hình dung của Leonardo da Vinci về Chúa Jesus. Bức họa được thực hiện ở thế kỷ 16.
Bức “Salvator Mundi” là một bức chân dung thể hiện hình dung của Leonardo da Vinci về Chúa Jesus. Bức họa được thực hiện ở thế kỷ 16.

Phiên đấu giá bức “Salvator Mundi” vừa diễn ra vào thứ 4 vừa qua tại New York (Mỹ).
Phiên đấu giá bức “Salvator Mundi” vừa diễn ra vào thứ 4 vừa qua tại New York (Mỹ).

Mức giá kỷ lục được xác lập ngay trước bức “Salvator Mundi” là bức “Những người phụ nữ Algiers (phiên bản O)” của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, được bán ra với mức giá 179,4 triệu USD (4.077 tỷ đồng) hồi tháng 5/2015, cũng tại một phiên đấu giá ở New York.

Nếu tính cả những phiên bán tranh tổ chức kín đáo, thì mức giá cao nhất trả cho một bức tranh trước đó thuộc về tác phẩm “Interchange” của danh họa người Hà Lan Willem de Kooning với giá 300 triệu USD (6.818 tỷ đồng). Tác phẩm này từng được bán tại một sự kiện tổ chức kín hồi tháng 9/2015.

Bức tranh sơn dầu vẽ trên ván gỗ - “Salvator Mundi” - khắc họa Chúa Jesus với bàn tay phải giơ lên như đang ban phước và bàn tay trái nắm giữ một quả cầu trong suốt.

Bức tranh từng được nhà vua Louis XII của Pháp đặt hàng với danh họa Da Vinci hồi năm 1506, danh họa mất 7 năm mới hoàn thành tác phẩm. Bức tranh sau đó trải qua hành trình lưu lạc hàng trăm năm, ban đầu được treo trong cung điện của các hoàng gia Châu Âu, rồi theo một cách nào đó, đi vào “nhân gian”, người ta không còn nhớ đến gốc tích của bức tranh này nữa.

Hồi năm 1958, bức tranh được bán bởi một nhà đấu giá với giá chỉ 60 USD (gần 1,4 triệu đồng) vì lúc này người ta tưởng rằng đây là một bức tranh được thực hiện bởi học trò của Da Vinci - một họa sĩ có tên Giovanni Boltraffio.

Hồi năm 2004, phòng trưng bày nghệ thuật Robert Simon ở New York đã mua bức tranh này với giá 10.000 USD, sau đó, họ đã thuê nhiều chuyên gia hội họa nổi tiếng thế giới đến nghiên cứu, thẩm định tranh. Bức tranh thực tế đã bị vẽ lại bởi một lớp sơn phủ lên khá dày, ngoài ra, tranh cũng đã bị biến màu, bay màu sau hàng trăm năm lưu lạc.

Sau khi tranh được bóc tách lớp sơn vẽ đè lên và được phục chế lại, các chuyên gia đã cùng thống nhất đi tới kết luận rằng tranh được vẽ bởi chính danh họa Da Vinci. Bức tranh đã được trưng bày giới thiệu tới công chúng tại các bảo tàng lớn trên thế giới kể từ đó.

Trước phiên đấu giá, “Salvator Mundi” được biết tới là bức tranh cuối cùng của Leonardo da Vinci còn ở trong tay một tổ chức sưu tập tư nhân, và vì vậy cũng gần như là bức tranh cuối cùng của Da Vinci có thể mua trên thị trường. Các bảo tàng lớn trên thế giới gần như không bao giờ rao bán những tác phẩm quý tầm cỡ này.
Trước phiên đấu giá, “Salvator Mundi” được biết tới là bức tranh cuối cùng của Leonardo da Vinci còn ở trong tay một tổ chức sưu tập tư nhân, và vì vậy cũng gần như là bức tranh cuối cùng của Da Vinci có thể mua trên thị trường. Các bảo tàng lớn trên thế giới gần như không bao giờ rao bán những tác phẩm quý tầm cỡ này.

Bức tranh đã thuộc về một người mua ẩn danh, trả giá qua điện thoại.
Bức tranh đã thuộc về một người mua ẩn danh, trả giá qua điện thoại.

Hồi năm 2013, bức tranh đã được mua tại một cuộc rao bán kín với giá 77 triệu USD bởi một người đại diện cho doanh nhân người Nga - Dmitry Rybolovlev (50 tuổi). Ông Rybolovlev sở hữu rất nhiều tác phẩm hội họa quý, ông thường nhờ người đại diện tham gia các sự kiện bán tranh để đấu giá thay mình, sau đó sẽ mua lại tranh từ người mua trung gian này.

Doanh nhân Rybolovlev từng chia sẻ với báo giới rằng ông đã bị “mua đắt” lên tới cả tỷ USD khi mua lại tranh từ những người đại diện trung gian, chẳng hạn như với bức “Salvator Mundi”, khi mua lại từ phía trung gian, ông Rybolovlev đã phải trả hơn 127 triệu USD.

Hiện tại, ông Rybolovlev dường như đã bắt đầu kế hoạch bán lại các tác phẩm hội họa mà mình sưu tập suốt nhiều năm qua. Hiện tại, phiên đấu giá bức “Salvator Mundi” là thành công lớn nhất của ông.

Những bức tranh đắt giá nhất trong lịch sử hội họa xuất hiện tại các cuộc đấu giá:


1 - Bức tranh chân dung bị thất lạc từ lâu của danh họa người Ý Leonardo da Vinci - “Salvator Mundi” - đã vừa được bán ra với mức giá kỷ lục, phá vỡ mọi đỉnh cao về giá từng được xác lập trước đây đối với một tác phẩm hội họa. Con số gây choáng ngợp đó là 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng).

1 - Bức tranh chân dung bị thất lạc từ lâu của danh họa người Ý Leonardo da Vinci - “Salvator Mundi” - đã vừa được bán ra với mức giá kỷ lục, phá vỡ mọi đỉnh cao về giá từng được xác lập trước đây đối với một tác phẩm hội họa. Con số gây choáng ngợp đó là 450,3 triệu USD (tương đương 10.234 tỷ đồng).


2 - “Les Femmes dAlger (Version O)” (Những người phụ nữ Algiers - phiên bản O - 1955) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, có giá 179,4 triệu USD (4.077 tỷ đồng). Tác phẩm được đấu giá hồi năm 2015 tại New York. Người mua là cựu Thủ tướng Qatar - ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani.

2 - “Les Femmes dAlger (Version O)” (Những người phụ nữ Algiers - phiên bản O - 1955) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, có giá 179,4 triệu USD (4.077 tỷ đồng). Tác phẩm được đấu giá hồi năm 2015 tại New York. Người mua là cựu Thủ tướng Qatar - ông Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani.


3 - “Nu Couché” (Khỏa thân nằm tựa - 1917) của danh họa người Ý Amedeo Modigliani. Bức tranh từng được mua với giá 170,4 triệu USD (3.872 tỷ đồng) hồi năm 2015 tại New York, bởi doanh nhân người Trung Quốc Lưu Ích Khiêm.

3 - “Nu Couché” (Khỏa thân nằm tựa - 1917) của danh họa người Ý Amedeo Modigliani. Bức tranh từng được mua với giá 170,4 triệu USD (3.872 tỷ đồng) hồi năm 2015 tại New York, bởi doanh nhân người Trung Quốc Lưu Ích Khiêm.


4 - “Portrait of Dr. Gachet” (Chân dung bác sĩ Gachet - 1890) của danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh. Tác phẩm từng được mua hồi năm 1990 bởi nhà sưu tầm hội họa người Nhật Ryoei Saito với mức 82,5 triệu USD, hiện giờ tương đương với 151,2 triệu USD (3.436 tỷ đồng).

4 - “Portrait of Dr. Gachet” (Chân dung bác sĩ Gachet - 1890) của danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh. Tác phẩm từng được mua hồi năm 1990 bởi nhà sưu tầm hội họa người Nhật Ryoei Saito với mức 82,5 triệu USD, hiện giờ tương đương với 151,2 triệu USD (3.436 tỷ đồng).


5 - Bộ tranh “Three Studies of Lucian Freud” (Ba nghiên cứu về Lucian Freud - 1969) của danh họa người Anh Francis Bacon đứng thứ 5 với mức giá 142,4 triệu USD, trả giá hồi năm 2013. Hiện giờ, mức giá ấy tương đương 146,4 triệu USD (3.327 tỷ đồng).

5 - Bộ tranh “Three Studies of Lucian Freud” (Ba nghiên cứu về Lucian Freud - 1969) của danh họa người Anh Francis Bacon đứng thứ 5 với mức giá 142,4 triệu USD, trả giá hồi năm 2013. Hiện giờ, mức giá ấy tương đương 146,4 triệu USD (3.327 tỷ đồng).


6 - “Bal du moulin de la Galette” (Khiêu vũ ở cối xay gió Le moulin de la Galette - 1876) của danh họa người Pháp Pierre-Auguste Renoir từng được mua hồi năm 1990 ở mức 78,1 triệu USD, tương đương với 143,2 triệu USD (3.254 tỷ đồng) ở thời điểm hiện tại.

6 - “Bal du moulin de la Galette” (Khiêu vũ ở cối xay gió Le moulin de la Galette - 1876) của danh họa người Pháp Pierre-Auguste Renoir từng được mua hồi năm 1990 ở mức 78,1 triệu USD, tương đương với 143,2 triệu USD (3.254 tỷ đồng) ở thời điểm hiện tại.


7 - “Garçon à la pipe” (Cậu trai và chiếc tẩu thuốc - 1905) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso đứng thứ 7 với mức 104,2 triệu USD trả giá hồi năm 2004, giờ đây, con số ấy tương đương 132,1 triệu USD (3.002 tỷ đồng).

7 - “Garçon à la pipe” (Cậu trai và chiếc tẩu thuốc - 1905) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso đứng thứ 7 với mức 104,2 triệu USD trả giá hồi năm 2004, giờ đây, con số ấy tương đương 132,1 triệu USD (3.002 tỷ đồng).


8 - “The Scream” (Tiếng thét - 1895) của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Bức vẽ từng được mua hồi năm 2012 với mức 119,9 triệu USD, hiện giờ, con số ấy tương đương 125,1 triệu USD (2.843 tỷ đồng).

8 - “The Scream” (Tiếng thét - 1895) của danh họa người Na Uy Edvard Munch. Bức vẽ từng được mua hồi năm 2012 với mức 119,9 triệu USD, hiện giờ, con số ấy tương đương 125,1 triệu USD (2.843 tỷ đồng).


9 - “Nude, Green Leaves and Bust” (Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực - 1932) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso. Bức tranh từng được mua với giá 106,5 triệu USD hồi năm 2010, giờ đây, con số ấy tương đương 116,9 triệu USD (2.656 tỷ đồng).

9 - “Nude, Green Leaves and Bust” (Khỏa thân, lá xanh và bầu ngực - 1932) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso. Bức tranh từng được mua với giá 106,5 triệu USD hồi năm 2010, giờ đây, con số ấy tương đương 116,9 triệu USD (2.656 tỷ đồng).


10 - “Irises” (Hoa diên vĩ - 1889) của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh từng được mua hồi năm 1987 với mức giá 53,9 triệu USD, giờ đây, con số ấy tương đương với 113,6 triệu USD (2.581 tỷ đồng).

10 - “Irises” (Hoa diên vĩ - 1889) của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh từng được mua hồi năm 1987 với mức giá 53,9 triệu USD, giờ đây, con số ấy tương đương với 113,6 triệu USD (2.581 tỷ đồng).


11 - “Dora Maar au Chat” (Dora Maar và chú mèo - 1941) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso từng được mua với giá 95,2 triệu USD hồi năm 2006, giờ đây, con số ấy tương đương 113,1 triệu USD (2.570 tỷ đồng).

11 - “Dora Maar au Chat” (Dora Maar và chú mèo - 1941) của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso từng được mua với giá 95,2 triệu USD hồi năm 2006, giờ đây, con số ấy tương đương 113,1 triệu USD (2.570 tỷ đồng).

12 - “Untitled” (Không đề - 1982) của họa sĩ Mỹ Jean-Michel Basquiat hiện tại đứng thứ 12 với mức giá 110,5 triệu USD (tương đương 2.511 tỷ đồng).
12 - “Untitled” (Không đề - 1982) của họa sĩ Mỹ Jean-Michel Basquiat hiện tại đứng thứ 12 với mức giá 110,5 triệu USD (tương đương 2.511 tỷ đồng).

>> “Bức tranh cuối cùng có thể mua” của Da Vinci giá 3.000 tỷ đồng
>> Lộ diện đại gia châu Á chi 4.000 tỉ đồng mua tranh Picasso
>> Tỉ phú chi 4.000 tỉ đồng mua tranh từng… bán hàng rong trên phố
>> Những bức tranh khỏa thân nổi tiếng trong lịch sử hội họa
>> Bức tranh khắc họa… hộp sọ vừa được mua với giá 2.500 tỷ đồng

Bích Ngọc
Theo Guardian

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm