Lịch sử nhân loại và những dấu mốc thảm khốc qua tranh

(Dân trí)- Trước khi máy ảnh ra đời, con người chỉ có thể ghi lại các sự kiện lịch sử bằng tranh vẽ. Những bức tranh dưới đây đã ghi lại một cách chân thực sự thảm khốc của lịch sử nhân loại.

Thảm sát ngày lễ Thánh Bartholomew của họa sĩ François Dubois

Bức Thảm sát ngày lễ thánh Barthelemy của François Dubois (thế kỷ 19).

Bức "Thảm sát ngày lễ thánh Barthelemy" của François Dubois (thế kỷ 19).

Bức tranh tái hiện cuộc chiến giữa đám đông Công giáo chống lại người Kháng Cách Pháp (Huguenot). Những hình ảnh trong tranh miêu tả một cuộc tàn sát người Kháng Cách Pháp do những người Công Giáo tiến hành ở Paris, và vùng ngoại ô vào ngày Thánh Bartholomew năm 1572. Có từ 5000 tới 30 nghìn người đã bị sát hại trong cuộc tàn sát này, và nó là cuộc thảm sát khét tiếng nhất trong cuộc chiến tôn giáo ở Pháp xảy ra ở thế kỷ 16.

Buổi hành hình vua Charles I (1649) của họa sĩ John Weesop

Bức tranh vẽ buổi hành hình của vua Charles I (năm 1649)của họa sĩ John Weesop

Bức tranh vẽ buổi hành hình của vua Charles I (năm 1649)của họa sĩ John Weesop

Chỉ một năm sau khi cuộc chiến tranh Châu Âu kết thúc vào năm 1648, một vị vua nước Anh đã bị hành hình vì nhiều lí do, trong đó có cả việc thực hiện các nghi lễ Công Giáo. Cảnh chặt đầu vua Charles I khiến cô gái ở trung tâm bức tranh ngất xỉu. Điều làm khung cảnh này đặc biệt đáng sợ là ẩn ý của bức tranh dành cho các vị vua châu Âu thời đó. Nó cho họ biết rằng họ cũng có thể bị hành hình nếu không thuận theo người dân của mình. Bức tranh này cho thấy hậu quả của việc đó sẽ kinh khủng như thế nào. Nó cũng cho thấy một tương lai đen tối của giới quân chủ châu Âu, khi Charles I không phải là vị vua cuối cùng phải chịu cảnh này.

"Cái chết của Marat" (1793) của họa sĩ Jacques-Louis David

Bức tranh cái chết của Marat do họa sĩ Jacques-Louis David vẽ năm 1793

Bức tranh cái chết của Marat do họa sĩ Jacques-Louis David vẽ năm 1793

Bạn có thể đã thấy bức tranh này trong các cuốn sánh về cuộc Cách mạng Pháp. Marat, con người được gọi mỉa mai là “bạn của người dân”, thực chất là một kẻ khát máu. Để ngăn chặn việc Marat thảm sát các tù nhân không qua xét xử, cô gái Charlotte Corday đã quyết định sát hại ông. Marat có một căn bệnh về da khiến ông ta phải dành phần lớn thời gian ngâm mình trong bồn tắm. Do đó, Corday thông báo việc cô có thông tin về một kế hoạch chống chính phủ cách mạng cần cho Marat biết. Marat đồng ý gặp cô trong khi đang tắm. Đó là một quyết định "chết người", khi ông đang chăm chú ghi chép những cái tên để đưa lên đoạn đầu đài, Corday rút con dao găm giấu dưới khăn quàng và đâm vào ngực Marat.

"Ngày 3 tháng 5 năm 1808" của họa sĩ Francisco Goya

Bức tranh tựa đề Ngày 3 tháng 5 năm 1808 (1814) của họa sĩ Francisco Goya

Bức tranh tựa đề Ngày 3 tháng 5 năm 1808 (1814) của họa sĩ Francisco Goya

Cuộc cách mạng Pháp đã tạo ra rất nhiều thay đổi trong chính quyền Pháp. Cuối cùng, Napoleon đã giành được quyền lực và trở thành hoàng đế của Pháp. Ông cũng đưa người em của mình lên ngôi vua ở Tây Ban Nha. Tất nhiên, người Tây Ban Nha không hề muốn mình bị nước ngoài chiếm đóng, vì vậy họ bắt đầu chống lại quân Pháp xâm lược. Bức tranh này vẽ cảnh những tín đồ Thiên Chúa Tây Ban Nha không có vũ khí bị lính Pháp bắn chết cùng với những người dân thường.

"Ký ức nội chiến" (1848) của họa sĩ Ernest Meissonier

Bức tranh tựa đề Ngày 3 tháng 5 năm 1808 (1814) của họa sĩ Francisco Goya

Bức tranh ký ức nội chiến vẻ một cảnh chiến đấu ở con phố Mortellerie, tháng 6 năm 1848 của họa sĩ Ernest Meissonier

Bức tranh này miêu tả những gì đã xảy ra trong cuộc đời của họa sĩ Meissonier (1815-1891). Ông từng là một lính cận vệ quốc gia trong cuộc cách mạng Pháp, người đã trực tiếp chiến đấu chống lại quân phiến loạn. Thông qua việc mô tả chân thực lại cảnh chiến đấu mà ông đã trải qua, tác phẩm mang một ý nghĩa nhân văn rất lớn, là lời cảnh tỉnh về việc trả giá bằng nhân mạng trong các cuộc nội chiến.

"Guernica" (1937) của danh họa Pablo Picasso

Kiệt tác Guernica (1937) của danh họa Pablo Picasso

Kiệt tác Guernica (1937) của Pablo Picasso

Thời điểm bức tranh ra đời gắn với sự kiện lịch sử vô cùng khủng khiếp của Tây Ban Nha. Đó là cuộc ném bom khủng khiếp xuống Gernica, thành phố cổ nhất và được coi là biểu tượng của tự do và dân chủ của đất nước này. Gần nửa triệu người dân vô tội đã thiệt mạng bởi sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít trước khi diễn ra Chiến tranh thế giới lần II. Bức tranh với tựa đề Guernica đã thực sự trở thành kiệt tác của danh họa Pablo Picasso bởi ý nghĩa nhân văn ẩn sâu trong bức tranh.

 
 
Phan Hạnh
Theo Toptenz