Lễ hội cầu ngư Khánh Hòa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(Dân trí) - Sáng 10/4, tại TP Nha Trang, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Khánh Hòa đã công bố và tổ chức lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bộ VH-TT&DL đối với Lễ hội Cầu ngư của tỉnh này.


Lễ hội Cầu ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải, là tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc Trung bộ trở vào Nam, trong đó tiêu biểu nhất là vùng Nam Trung bộ và điển hình nhất là Khánh Hòa.

Từ những truyền thuyết đầy màu sắc thần bí và niềm tin tưởng sâu sắc của các ngư dân, “Cá Voi” đã được linh thiêng hóa thành một vị “Phúc thần” của biển cả, được ngư dân vùng ven biển tôn thờ với những danh từ thể hiện sự tôn kính như: Đức Ông, Cá Ông hay Ông Nam Hải…

Theo các nhà chuyên môn, tín ngưỡng thờ cúng Ông Nam Hải là một tín tục đã có từ lâu đời, được lưu truyền và tiếp nối liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng chứng là tục thờ Ông Nam Hải đã được nhắc tới trong các sử liệu của Triều Nguyễn như: Gia Định thành thông chí (của Lê Quý Đôn), Đại Nam nhất thống chí và Đại Nam thực lục chính biên của Quốc sử quán Triều Nguyễn.

Mặt khác, vị “Phúc thần” này cũng được chính quyền phong kiến trung ương chính thức công nhận qua việc ban tặng Sắc phong cho “Cá Voi” với các mỹ hiệu mang đậm giá trị nhân văn như: Ngọc Lân, Nhân Ngư và Đức Ngư.

Lễ hội Cầu ngư Khánh Hòa còn bảo lưu các nghi thức truyền thống với các nghi lễ: Lễ rước sắc, lễ Nghinh Ông, hò bá trạo, lễ Tỉnh sanh, lễ Tế chánh, Thứ lễ và Tôn vương, lễ Tống na.

Với nhiều nét đặc thù, hội tụ đầy đủ những giá trị văn hóa cổ truyền và có tác động sâu rộng đến đời sống tinh thần của cư dân vùng biển đảo, lễ hội Cầu ngư Khánh Hòa là yếu tố tổng hợp các hình thức nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian… tạo thành một bức tranh sinh động, đa sắc của ngày hội làng biển.

Lễ hội Cầu ngư là ngày hội văn hóa làng biển của cộng đồng ngư dân ở Khánh Hòa, qua đó giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, hướng về cội nguồn và tạo nên sự cố kết cộng đồng từ bao đời nay của cư dân vùng biển.

Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng. 

Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hòa thể hiện niềm tin và ý chí vượt qua khó khăn để xây dựng cuộc sống tươi đẹp hơn. Là bài ca lao động của cộng đồng cư dân, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của vùng đất Khánh Hòa.

Tại buổi lễ, ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh trong thời gian tới Sở VH TT&DL cùng các địa phương có di tích cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá nhằm bảo tồn và phát huy có hiệu quả di sản văn hóa Lễ hội cầu ngư Khánh Hòa.

Một số hình ảnh về Hò bá trạo tái hiện quá trình lao động trên biển của ngư dân:

Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Ông Lê Xuân Thân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao bằng chứng nhận cho các đình, lăng.
Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hòa là bài ca lao động của cộng đồng cư dân, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của vùng đất Khánh Hòa.

Viết Hảo