Lắng nghe tâm hồn dân ca trong bản “Capriccio Tây Nguyên”

(Dân trí) - Tác giả Đặng Hồng Anh cùng với tác giả Nguyễn Mạnh Duy Linh là hai tác giả duy nhất của Việt Nam có tác phẩm được biểu diễn trong đêm hòa nhạc thính phòng “Giai điệu lãng mạn”.

Nằm trong khuôn khổ chương trình Festival “Giai điệu mùa thu 2015”, đêm hoà nhạc thính phòng chủ đề ”Giai điệu lãng mạn” diễn ra tối 28/8 tại nhà hát TpHCM đã góp một gam màu tươi sáng cho chương trình lần này.

Chương trình "Giai điệu lãng mạn" và tác giả Đặng Hồng Anh chia sẻ về bản nhạc "Capriccio Tây Nguyên"

 

Đặc biệt trong chương trình còn giới thiệu một số tác phẩm của tác giả Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là tác phẩm ”Capriccio Tây Nguyên” của tác giả Đặng Hồng Anh. Bản nhạc từng được biểu diễn trong chương trình Festival Âm nhạc Việt - Mỹ 2015 được tổ chức trong 08/2015 tại Hà Nội.

Tác giả Đặng Hồng Anh sinh năm 1969, hiện đang sống và làm việc tại Ba Lan. Sinh ra tại Hà Nội, năm 14 tuổi, Đặng Hồng Anh sang Nga học âm nhạc và tốt nghiệp khoa Piano trường Trung cấp âm nhạc Quốc gia Gniesin tại Moskva năm 1988. Các tác phẩm của nữ nhạc sĩ đã được trình bày tại một số Liên hoan âm nhạc và phòng hòa nhạc có uy tín tại Việt Nam và ở nước ngoài.

Những sáng tác của tác giả Đặng Hồng Anh thường lấy cảm hứng từ những tác phẩm, những giá trị văn hóa của đất nước, con người Việt Nam. Với bản nhạc “Capriccio Tây Nguyên” cũng được khởi nguồn từ giai điệu của Tây Nguyên.

Tác giả Đặng Hồng Anh
Tác giả Đặng Hồng Anh

Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này, tác giả Đặng Hồng Anh cho biết: “Khoảng ngày 19, 20 tháng 5/2015, nghệ sĩ piano Đào Trọng Tuyên và nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn đề nghị tôi soạn một bản nhạc cho Festival Âm nhạc Việt - Mỹ 2015. Thời gian rất ngắn, chỉ chừng 2 tháng, nhưng tôi đã nhận lời và cố gắng làm việc rất nhiều để kịp gửi bài về Việt Nam. Trong vòng hai tháng tôi đã hoàn thành bản nhạc “Capriccio Tây Nguyên” viết cho Dàn nhạc dây. Bản nhạc được lấy cảm hứng từ các bài hát dân ca vùng cao nguyên Tây Nguyên. Ba chủ đề âm nhạc chính dựa trên giai điệu ba bài dân ca: Tỏ tình (Cù Glanh, dân ca Bru - Vân Kiều), Đi cắt lúa (dân ca H’rê) và Nhớ ai (H Nit Lô). Capriccio Tây Nguyên có cấu trúc của thể loại rondo và mang đôi nét của sonate allegro”.

1-1440792248431
Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang cũng có mặt tại chương trình "Giai điệu lãng mạn"

Bản nhạc “Capriccio Tây Nguyên” là tiết mục mở màn của chương trình với sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật - Honna Tetsuji. Cùng với phần biểu diễn của những nghệ sĩ cổ điển nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, như: Đào Mai Anh, Đỗ Hương Trà My,  Zhan Shu, Ngô Hoàng Linh, Nguyễn Công Thắng, Phạm Trường Sơn,  Maria Jose Romero Ramos, Grace Ho, Nguyễn Hồng Ánh...

biedien-1-1440792248397
Dàn nhạc đang trình diễn bản nhạc “Capriccio Tây Nguyên” với sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji
biedien-3-1440792248374
 Bản nhạc được xây dựng bằng thủ pháp phát triển 3 chủ đề và motif âm nhạc tương phản xen kẽ nhau với các nhịp điệu, tiết tấu đa dạng và phong phú

Tác giả Đặng Hồng Anh cho biết thêm về tình cảm của mình khi thực hiện tác phẩm này: “Các giai điệu của Tây Nguyên rất độc đáo trong kho tàng các tác phẩm dân ca của Việt Nam. Với tình yêu nhạc dân ca và tình yêu với mảnh đất Tây Nguyên tôi đã viết nên bản nhạc “Capriccio Tây Nguyên”. Khi được biết bản nhạc này được biểu diễn trong Festival Âm nhạc Việt - Mỹ 2015 ở Hà Nội cũng như trong chương trình Festival "Giai điệu mùa thu" ở Sài Gòn thì tôi cảm thấy mình thật sự vô cùng may mắn, đó là một vinh dự vô cùng lớn lao”.

Ngoài ra, trong chương trình "Giai điệu lãng mạn" còn biểu diễn hàng loạt những tác phẩm của những nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới: Felix Mendelssohn, Sergei Rachmaninoff, Johannes Brahms, Louis. Max Bruch, Spohr, Gustav Mahler, Franz Schubert, Antoni Stolpe... Với những nghệ sĩ 

4-1440792880645

Một phần trình diễn trong chương trình "Gia điệu lãng mạn"

biedien-2-1440792248333
Violin Bùi Công Duy

Chương trình nhận được sự quan tâm của đông đảo các khán giả trong nước và người nước ngoài tại Việt Nam.

Bài & Clip: Băng Châu

 

Lắng nghe tâm hồn dân ca trong bản “Capriccio Tây Nguyên” - 7