Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa

(Dân trí) - Khi các nhân vật trong những bức tranh kinh điển cũng thực hành “giãn cách xã hội”, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét với những người xung quanh, thế giới hội họa sẽ thế nào?

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ sẽ mãi được nhớ tới trong lịch sử. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, người dân toàn thế giới được yêu cầu tự cách ly, giãn cách xã hội, và ở trong nhà nhiều nhất có thể để góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Nếu có ai đó nói với chúng ta ở thời điểm một năm trước đây rằng thế giới sẽ trải qua điều này, hẳn nhiều người trong chúng ta sẽ cười và nghĩ rằng đó là một ý tưởng lấy ra từ trong một bộ phim khoa học viễn tưởng.

Nghệ sĩ Til Kolare đến từ thành phố Leipzig, Đức, đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa để đặc tả thế giới hiện nay thông qua những siêu phẩm hội họa của các vị danh họa nổi tiếng. Nghệ sĩ Til Kolare đã “cải biên” những bức tranh nổi tiếng theo hướng “cách ly xã hội” - biện pháp đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới để đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Các nhân vật trong tranh “cải biên” giờ cũng giãn cách nhau, những bức tranh liền phản ánh thế giới của chúng ta lúc này, cho chúng ta cách nhìn mới mẻ hơn về những bức tranh nổi tiếng, phả vào đó “hơi thở của cuộc sống hiện tại”.

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 1

Bức “American Gothic” (vẽ năm 1930) của họa sĩ người Mỹ Grant Wood (1891-1942)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 2

Bức “Las Meninas” (Những thị nữ - vẽ năm 1656) của họa sĩ người Tây Ban Nha Diego Velázquez (1599-1660)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 3

Bức “The Creation of Adam” (Sự sáng tạo ra Adam - 1510) của họa sĩ người Ý Michelangelo (1475-1564)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 4

Bức “Paris Street, Rainy Day” (Đường phố Paris ngày mưa - 1877) của họa sĩ người Pháp Gustave Caillebotte (1848-1894)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 5

Bức “A Sunday Afternoon on the Island of La Grande Jatte” (Chiều chủ nhật trên đảo Grande Jatte, vẽ từ năm 1884-1886) bởi họa sĩ người Pháp Georges Seurat (1859-1891)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 6

Bức “Les Amants” (Người tình) của họa sĩ người Bỉ René Magritte (1898-1967)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 7

Bức “Three Singers” (Ba ca sĩ) của nữ họa sĩ người Thụy Sĩ Angelika Kauffmann (1741-1807)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 8

Tác phẩm của họa sĩ người Đức Carl Spitzweg (1808-1885)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 9

Tác phẩm của họa sĩ người Na Uy Edvard Munch (1863-1944)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 10

Tác phẩm của danh họa người Ý Leonardo Da Vinci (1452-1519)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 11

Tác phẩm của họa sĩ người Đức Max Liebermann (1847-1935)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 12

Tác phẩm của họa sĩ người Pháp Gustave Courbet (1819-1877)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 13

Tác phẩm của họa sĩ người Mỹ Edward Hopper (1882-1967)

Khi “cách nhau 2 mét” áp dụng vào các siêu phẩm hội họa - 14

Tác phẩm của họa sĩ người Đức Caspar David Friedrich (1774-1840)

Bích Ngọc

Theo Bored Panda