Khán giả xúc động xem chương trình “Hoài bão Hồ Chí Minh”

(Dân trí) - Tối qua (18/5), Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức Cầu truyền hình “Hoài bão Hồ Chí Minh”. Chương trình được truyền hình trực tiếp từ 2 điểm cầu: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) và làng Hoàng Trù (Kim Liên, Nam Đàn - Nghệ An). Những nỗi niềm xúc động đã dâng trào khi khán giả xem cầu truyền hình đặc biệt này.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn tại điểm cầu Hà Nội

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Dương)

Tham dự tại điểm cầu Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) có ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Ngô Văn Dụ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; ông Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam; bà Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; bà Hà Thị Khiết - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban dân vận Trung ương; ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội; đại diện lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và Hà Nội; cùng hàng trăm cựu chiến binh, khán giả Thủ đô.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn tại điểm cầu Hà Nội

Tham dự tại điểm cầu Hà Nội có các đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo bộ, ngành Trung ương và Hà Nội

...cùng hàng trăm cựu chiến binh, chiến sỹ và khán giả Thủ đô

...cùng hàng trăm cựu chiến binh, chiến sỹ và khán giả Thủ đô. (Ảnh: Nguyễn Dương)

Chương trình Cầu truyền hình “Hoài bão Hồ Chí Minh” lấy tâm điểm là hoài bão lớn về độc lập, tự do cho dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng kết cấu 3 chương hồi. Trong chương thứ nhất, Cầu truyền hình đặc tả lại hành trình 30 năm Hồ Chí Minh bôn ba ở hải ngoại để tìm con đường đi cho dân tộc; Chương thứ hai, hoài bão hòa bình thống nhất của Hồ Chí Minh được chuyển tải tới khán giả qua những hồi tưởng của các nhân chứng lịch sử về Người trong những tháng ngày gian khó: từ năm 1946 đến năm 1969; Chương thứ ba của Cầu Truyền hình là một hình ảnh, thông điệp lớn - Việt Nam lớp lớp cháu con đang tiếp tục thực hiện ước mơ về hòa bình, độc lập, giàu mạnh, văn minh mà Người hằng mong ước.

“Hoài bão Hồ Chí Minh” đã dẫn dắt người xem đến với cuộc đờicủa Người từ quê mẹ ra đi, bôn ba rồi trở về, cùng dân tộc làm nên những trang sử chói lọi của thế kỷ 20. Những thước phim đó được phát trực tiếp qua trên sóng VTV1 (Đài truyền hình Việt Nam) và chiếu lên các màn hình lớn tại điểm cầu Hà Nội, khiến nhiều khán giả đã rất xúc động khi xem.

Ông Nguyễn Văn Bảo (78 tuổi, ở Ba Đình – Hà Nội) chia sẻ: “Xem những thước phim nói về Bác tôi luôn rất xúc động. Hôm nay Truyền hình Việt Nam chiếu phóng sự thời gian hoạt động cách mạng của Bác ở nước Anh, thực sự tôi xem đã không cầm được nước mắt. Thấy nó bồi hồi, nhớ đến Bác, mà mình lại ngồi ngay ở cạnh Lăng Bác như thế này. Hành trình bôn ba ra nước ngoài tìm đường cứu nước của Bác rất gian nan”.

Chương trình có sử dụng nhiều ca khúc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào bất hủ do nhiều nghệ sỹ tên tuổi như NSND Thu Hiền, Quang Lý, Lan Anh, Mỹ Linh, Nguyên Thảo, Phạm Thu Hà, Vũ Thắng Lợi biểu diễn.

Tại điểm cầu Hà Nội, Nhà báo, MC Diễm Quỳnh đã có cuộc trò chuyện với một số nhân chứng lịch sử, trong đó có GS.TS Mạch Quang Thắng - người đã viết cuốn sách “Hồ Chí Minh - Con Người Của Sự Sống”. Giáo sư Thắng đã kể lại câu chuyện hoạt động cách mạng của Bác Hồ trong vòng gần 20 năm (từ 1924 - 1941), cuộc hành trình này còn được gọi với 1 cái tên là “Hành trình hướng Đông”.

GS.TS Mạch Quang Thắng (bìa trái) đang trả lời câu hỏi của Nhà báo, MC Diễm Quỳnh (áo đỏ)

GS.TS Mạch Quang Thắng (bìa trái) đang trả lời câu hỏi của Nhà báo, MC Diễm Quỳnh (áo đỏ). Ảnh: Nguyễn Dương

“Đầu năm 1941, Bác Hồ đã trở về Đất nước thân yêu của mình, sau 30 năm. Có người thắc mắc sao mà lâu thế? Tôi nghĩ rằng, đây là quãng thời gian Bác Hồ thực cái nhiệm vụ rất quan trọng là thành viên của quốc tế cộng sản. Đồng thời là người luôn chăm lo cho cách mạng Việt Nam, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ. Chuẩn bị mọi mặt về tư tưởng, chính trị, tổ chức để mà về nước cùng trung ương Đảng lãnh đạo làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng 8/1945. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình mà chúng ta đang ngồi đây, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi cho rằng, gần 20 năm đó là quãng thời gian rất kỹ, cần thiết chứ không phải lâu quá” - GS.TS Mạch Quang Thắng phân tích.

Tại điểm cầu Nghệ An - Câu chuyện “Hoài bão Hồ Chí Minh" được bắt đầu từ “nơi chôn rau cắt rốn” của Người: làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Thật xúc động khi những kỷ vật gieo hoài bão lớn cũng là những kỷ vật gắn với tuổi thơ của Người, đó là chiếc giường nơi Người cất tiếng khóc chào đời; là chiếc rương gỗ nơi Người vịn tập đi những bước đi đầu tiên; là chiếc khung cửi của mẹ tần tảo dệt sớm hôm, vừa dệt vừa đưa võng; là cánh võng nghe mẹ ru những lời ru từ thuở nhỏ về yêu nước, yêu quê hương, về lời dạy làm một người trong sạch... mà Người mang theo suốt cả cuộc đời.

Cầu truyền hình trực tiếp được thực hiện từ Cụm di tích Hoàng Trù.
Cầu truyền hình trực tiếp được thực hiện từ Cụm di tích Hoàng Trù.

Cầu truyền hình trực tiếp được thực hiện từ Cụm di tích Hoàng Trù.
Hàng trăm người dân ở Kim Liên và TP Vinh có mặt trong đêm cầu truyền hình đặc biệt tại làng Hoàng Trù quê ngoại Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nguyễn Duy)

Sau 5 năm thơ ấu sống ở quê ngoại Hoàng Trù, Bác theo cha mẹ vào Huế dự khoa thi.

Năm Bác 10 tuổi , mẹ mất do bệnh nặng, sau đó 1 năm, ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, vinh quy bái tổ về quê nội ở Làng Sen. Từ đó, Bác được cha cho học chữ. Trong thời gian 5 năm sống ở làng Sen quê nội, Bác được nghe những cuộc trò chuyện giữa cha và những trí sĩ yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân ...

Cầu truyền hình trực tiếp được thực hiện từ Cụm di tích Hoàng Trù.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiến vào thắp hương, dâng hoa báo công Bác trong đêm chương trình cầu truyền hình đặc biệt về “Hoài bão Hồ Chí Minh”. (Ảnh: Nguyễn Duy)

“Hoài bão Hồ Chí Minh” đã dẫn dắt người xem đến với cuộc đời của Người từ quê mẹ ra đi, bôn ba rồi trở về, cùng dân tộc làm nên những trang sử chói lợi của thế kỷ 20. Trong đó, nhiều câu chuyện thú vị về hành trình ấp ủ, thực hiện hoài bão của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được gửi tới các khán giả qua lời kể của các vị khách đến từ Anh, Pháp, Nga - những nhân vật đã từng có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu về Người.

Tại Hoàng Trù, mọi người cùng nhau ngắm nhìn những kỷ vật thân quen ở Hoàng Trù như ngôi nhà tranh 5 gian của cụ Hoàng Xuân Đường - ông ngoại Bác, cây mít cổ thụ 130 năm tuổi ngay trước sân, tấm áo mà nhân dân xã Kim Liên dệt tặng Bác Hồ. Ai nấy cũng đều rất xúc động khi nghe lại câu chuyện Bác Hồ về thăm Kim Liên lần thứ hai vào ngày 9/12/1961 - Đây cũng là lần duy nhất Bác về thăm quê ngoại.

Cầu truyền hình trực tiếp được thực hiện từ Cụm di tích Hoàng Trù.

Cầu truyền hình trực tiếp được thực hiện từ Cụm di tích Hoàng Trù.

Cầu truyền hình trực tiếp được thực hiện từ Cụm di tích Hoàng Trù.

Đông đảo người dân đã theo dõi chương trình cầu truyền hình trực tiếp từ Cụm di tích Hoàng Trù. (Ảnh: Nguyễn Duy)



Tham gia cầu truyền hình, đồng chí Hồ Đức Phớc - Bí thư tỉnh ủy, đã dẫn đầu đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An đại diện cho lớp lớp cháu con dâng hoa, dâng hương tại nhà thờ họ Hoàng Xuân bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc đến Bác Hồ và thân nhân của Người.

L
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tham dự chương trình cầu truyền hình trực tiếp


Người dân xếp hàng vào thăm và thắp hương tại Cụm di tích Hoàng Trù
Người dân xếp hàng vào thăm và thắp hương tại Cụm di tích Hoàng Trù

Người dân xếp hàng vào thăm và thắp hương tại Cụm di tích Hoàng Trù
Hình ảnh khó quên về cụm di tích Hoàng Trù trong đêm cầu truyền hình trực tiếp từ Kim Liên quê Bác. (Ảnh: Nguyễn Duy)


Cầu truyền hình “Hoài bão Hồ Chí Minh đã khép lại bằng thông điệp: Công trình đó sẽ được viết tiếp bởi thế hệ hôm nay. Sống với hoài bão lớn, thực hiện hoài bão bằng ý chí vươn lên để xây dựng đất nước và ghi dấu thế hệ mình vào trang tiếp theo của tương lai là cách mà mỗi chúng ta nên làm để tinh thần Hồ Chí Minh luôn sống mãi...

Nguyễn Dương - Nguyễn Duy