Huế: Tưởng nhớ kiến trúc sư nổi tiếng Kazik

(Dân trí) - Tại TP Huế vào trưa 19/3, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng Đại sứ quán nước Cộng hòa Ba Lan tại Hà Nội đã tổ chức sự kiện tưởng nhớ 20 năm ngày mất kiến trúc sư Ba Lan nổi tiếng Kazimierz Kwiatkowski.

Nhằm ghi nhớ công lao của Kiến trúc sư Ba Lan - Kazimierz Kwiatkowski hay còn được nhiều người Việt Nam gọi với tên thân thương “Kazik” trong đóng góp quan trọng của ông để đưa Quần thể Di tích Huế đến với Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO xem xét và công nhận được ghi danh vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, sự kiện tưởng nhớ kiến trúc sư diễn ra vào đúng 20 năm ngày mất của ông khi Kazik vẫn đang miệt mài với công tác bảo tồn tại Huế.

Kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997)
Kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997)

Theo TS. Phan Thanh Hải, trong những năm đầu thập kỷ 90, kiến trúc sư Kazik và các chuyên gia Ba Lan (thuộc tổ chức PP.PKZ) đã nhiều lần ghé Huế làm việc theo sự kêu gọi của UNESCO đối với các tổ chức quốc tế nhằm khảo sát và đánh giá những thiệt hại của di tích Huế sau chiến tranh. Ông và cộng sự đã thực hiện công tác nghiên cứu, đo đạc theo phương pháp photogrammetric (phép quan trắc) tại di tích Huế, công trình được lựa chọn để nghiên cứu đầu tiên là Ngọ Môn - Đại Nội Huế.

Chính trong các báo cáo của tổ chức PP.PKZ đặc biệt là kiến trúc sư Kazik gửi UNESCO, ICOMOS…, những đánh giá về sự khác biệt của di tích Huế đối với di sản văn hóa Trung Hoa là những đánh giá quan trọng nhất để Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO xem xét và công nhận Quần thể Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới.

KTS Kazik và KTS. Phùng Phu đang trao đổi cách tái sử dụng các cấu kiện vì giả thủ tại Thế Tổ Miếu – Đại Nội Huế (Ảnh chụp năm 1983)
KTS Kazik và KTS. Phùng Phu đang trao đổi cách tái sử dụng các cấu kiện vì giả thủ tại Thế Tổ Miếu – Đại Nội Huế (Ảnh chụp năm 1983)

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Ba Lan, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Ba Lan là một trong những quốc gia sớm hỗ trợ bảo tồn Quần thể Di tích Cố đô Huế ngay từ khi UNESCO phát động cuộc vận động quốc tế nhằm bảo vệ di tích Huế vào năm 1981. Trong giai đoạn 1996 đến nay, Ba Lan đã tài trợ triển khai nhiều chương trình, dự án có hiệu quả về bảo tồn trùng tu di tích Huế kết hợp đào tạo kỹ thuật với tổng giá trị tài trợ hơn 1 triệu đô la Mỹ.

Đặc biệt năm 1996, Ba Lan đã tài trợ và thực hiện dự án Bảo tồn, trùng tu di tích Thế Tổ Miếu - Đại Nội Huế với tổng kinh phí 900.000 USD theo Nghị định xử lý nợ của CHính phủ. Kiến trúc sư Kazik thuộc tổ chức PKZ, Ba Lan đã phối hợp với nhóm kỹ thuật Việt Nam lập hồ sơ và thi công dự án. Trong khi đang thi công trùng tu công trình Thế Tổ Miếu - Đại Nội Huế, ông đột ngột qua đời vào ngày 19/3/1997 tại Huế.

Huế: Tưởng nhớ kiến trúc sư nổi tiếng Kazik - 3
Những hình ảnh trong buổi lễ truy điệu kiến trúc sư Kazik được tổ chức tại Huế vào chiều 21/3/1997
Những hình ảnh trong buổi lễ truy điệu kiến trúc sư Kazik được tổ chức tại Huế vào chiều 21/3/1997

Bà Barbara Szymanowska, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam phát biểu
Bà Barbara Szymanowska, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam phát biểu

Kiến trúc sư Phùng Phu, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xúc động khi kể lại những kỷ niệm với Kazik mà chính ông là người từng gắn bó với kiến trúc sư tài hoa Ba Lan này trong suốt 17 năm thực hiện công tác bảo tồn tại Huế. “Kazik có rất nhiều tư tưởng mới khi trùng tu di tích Huế. Ông đã từng nói với tôi Công việc chúng ta làm sẽ được đền đáp, và chính hôm nay Cố đô Huế được bảo tồn và phát triển như vậy, tất cả chúng ta đều biết ơn Kazik”.

Cũng trong buổi lễ, ông Jacek Sygmunt Matuszakm tác giả cuốn sách “Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997) - Hồi ức một con người đặc biệt” đã tặng sách cho các khách mời. Cuốn sách là tập hợp kỷ niệm những người đã làm việc với Kazik và có một phần trích đoạn nhật ký rất sống động của Kazik khi đang làm việc tại Việt Nam.

Ông Jacek Sygmunt Matuszakm ký tặng sách
Ông Jacek Sygmunt Matuszakm ký tặng sách
Cuốn sách về Kazik có một phần rất đặc biệt trích từ nhật ký của cố kiến trúc sư trong thời gian làm việc tại Việt Nam để giúp nước ta phục hồi, bảo tồn các di tích
Cuốn sách về Kazik có một phần rất đặc biệt trích từ nhật ký của cố kiến trúc sư trong thời gian làm việc tại Việt Nam để giúp nước ta phục hồi, bảo tồn các di tích

Được biết vào tháng 7/2017 sắp tới, Ba Lan sẽ là nước chủ nhà tổ chức hội nghị lần thứ 41 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO tại thành phố Cracow. Đây là 1 trong 12 địa danh đầu tiên trên thế giới đã được ghi vào danh sách di sản thế giới UNESCO vào năm 1978, và thành phố Cracow có rất nhiều điểm được cho là gắn bó ới cố đô Huế nơi có Quần thế Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa vật thể đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 1993.

Chụp ảnh tưởng niệm bên chân dung kiến trúc sư Kazik
Chụp ảnh tưởng niệm bên chân dung kiến trúc sư Kazik
Bà Barbara Szymanowska, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam tặng sách về Kazik cho ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Bà Barbara Szymanowska, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam tặng sách về Kazik cho ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
KTS Kazik – giảng viên lớp tập huấn bảo tồn trùng tu tại Huế do UNESCO tổ chức (Năm 1985)
KTS Kazik – giảng viên lớp tập huấn bảo tồn trùng tu tại Huế do UNESCO tổ chức (Năm 1985)
Từ trái sang phải: KTS. Kazimiers Kwaiatkowski; KTS. Phùng Phu; KS. Jan Kozyra – Giám đốc PP.PKZ Lublin; Ông Nguyễn Văn Nhĩ – Giám đốc, Công ty Quản lý Di tích Lịch sử và Văn hóa Huế; và GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính (Ảnh chụp ngày 22/2/1988 tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế)
Từ trái sang phải: KTS. Kazimiers Kwaiatkowski; KTS. Phùng Phu; KS. Jan Kozyra – Giám đốc PP.PKZ Lublin; Ông Nguyễn Văn Nhĩ – Giám đốc, Công ty Quản lý Di tích Lịch sử và Văn hóa Huế; và GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính (Ảnh chụp ngày 22/2/1988 tại Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế)
KTS. Kazik và con trai Bartek trao tặng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế tập dự án Bảo tồn Trùng tu Di tích Tháp đôi Liễu Cốc - Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh chụp năm 1995)
KTS. Kazik và con trai Bartek trao tặng Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế tập dự án Bảo tồn Trùng tu Di tích Tháp đôi Liễu Cốc - Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Ảnh chụp năm 1995)
KTS. Kazik tại buổi họp báo cáo Dự án trùng tu tu bổ Thế Tổ Miếu - Đại Nội Huế tại Bộ Văn hóa Thông tin, Thủ đô Hà Nội (Ảnh chụp năm 1996)
KTS. Kazik tại buổi họp báo cáo Dự án trùng tu tu bổ Thế Tổ Miếu - Đại Nội Huế tại Bộ Văn hóa Thông tin, Thủ đô Hà Nội (Ảnh chụp năm 1996)
Buổi lễ khởi công dự án trùng tu, tu bổ Thế Tổ Miếu - Đại Nội Huế do Chính phủ Ba Lan tài trợ ngày 16/12/1996 (Ảnh tư liệu do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp)
Buổi lễ khởi công dự án trùng tu, tu bổ Thế Tổ Miếu - Đại Nội Huế do Chính phủ Ba Lan tài trợ ngày 16/12/1996 (Ảnh tư liệu do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp)

Đại Dương