Hồng Nhung “cháy” hết mình trong đêm “Hẹn hò”

(Dân trí) - Đêm nhạc tưởng nhớ ba nhạc sĩ hàng đầu tân nhạc Việt Nam là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, các ca sĩ đã có một đêm “cháy” cùng âm nhạc.

Là người mở màn cho đêm nhạc, Ánh Tuyết với chất giọng nữ cao vút và thánh thót, chị thả hồn mình với Buồn tàn thu, những giọt nước mắt của chị đã cho khán giả tại Hà Nội thấy tình cảm của chị dành cho cố nhạc sĩ Văn Cao lớn đến nhường nào. Tên tuổi Ánh Tuyết gắn liền với nhạc của Văn Cao, chị hát nhạc Văn Cao bằng tất cả tình yêu thương và cảm mến với vị nhạc sĩ được ví là “ông già làng nhạc”.

Ánh Tuyết mở màn cho chương trình với

Ánh Tuyết mở màn cho chương trình với Buồn tàn thu.

Trình diễn một loạt bài hát của ba nhạc sĩ, Ánh Tuyết khiến khán giả bùi nghùi trước giọng hát và tình cảm của chị với các ca khúc chị trình diễn. Gần 30 năm sau ngày mất của nhạc sĩ Văn Cao, Ánh Tuyết đã thả hồn mình với Buồn tàn thu, và hào sảng với Trường ca sông Lô,… Với nhạc Trịnh, chị thể hiện Như một vết thương, Phúc âm buồn cũng rất “ngọt” và Hẹn hò của Phạm Duy được chị thể hiện lại càng da diết và lắng đọng làm sao.

“Người tình” của Trịnh Công Sơn đã có một đêm trình diễn tuyệt vời, các ca khúc của “Chị Bống” luôn mang lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Tên tuổi Hồng Nhung gắn liền với các ca khúc nhạc Trịnh, chị là một cơn gió lạ tạo nhiều cảm hứng sáng tác cho “kẻ du ca đi qua cuộc đời” Trịnh Công Sơn. Khán giả đã sống trong những tình khúc của Trịnh Công Sơn khi Hồng Nhung cất tiếng hát và qua lời kể của cô về những câu chuyện của người nhạc sĩ tài hoa. Cô hát Tuổi đá buồn, Ru em từng ngón xuân nồng, Bống không là Bống (ca khúc viết riêng tặng Hồng Nhung)…

Hồng Nhung cháy trong

Hồng Nhung cháy trong Tuổi đá buồn, Ru em từng ngón xuân nồng, Bống không là bống.

Hồng Nhung chia sẻ: “Khi còn sống, anh Sơn luôn muốn xây một ngôi nhà tình yêu, để ai đến ngôi nhà sẽ cầm một bông hoa hồng để ngôi nhà tràn đầy tình yêu thương. Tuy nhiên, anh chưa kịp xây ngôi nhà bằng gạch ngói, nhưng với 600 nhạc phẩm của anh để lại cho đời, tôi tin rằng anh Sơn đã xây được một ngôi nhà tình yêu trong lòng người yêu nhạc”.

Hồng Nhung chia sẻ những kỷ niệm với các sáng tác của Trịnh Công Sơn cùng MC Chiến Thắng.
Hồng Nhung chia sẻ những kỷ niệm với các sáng tác của Trịnh Công Sơn cùng MC Chiến Thắng.

Hồng Nhung đã mang đến cho khán giả tại Hà Nội một đêm thăng hoa tuyệt vời với các sáng tác của cả ba vị nhạc sĩ tài hoa. Hồng Nhung bay bổng, nhẹ nhàng với các nhạc phẩm của Phạm Duy là Tình ca, Ngậm ngùi và rộn ràng,tươi trẻ với ngày mùa của Văn Cao. Cô Bống đã chứng minh cho khán giả thấy, cô không chỉ “ngọt” với các ca khúc nhạc Trịnh, mà với nhạc Văn Cao và Phạm Duy cô cũng luôn “cháy” hết mình.

Hồng Nhung thướt tha, bay bổng với các nhạc phẩm như

Hồng Nhung thướt tha, bay bổng với các nhạc phẩm như Ngày mùa của Văn Cao và Tình ca, Ngậm ngùi của Phạm Duy.

Mai Hoa tối qua chưa thực sự tỏa sáng, với chất giọng nữ trầm, khi cô cất giọng hát khán giả chưa thực sự thích thú với màn trình bày của Mai Hoa và các bài hát của Mai Hoa thể hiện “lép vế” hơn hẳn các ca sĩ còn lại. Mai Hoa thể hiện Bến xuân, Suối mơ của Văn Cao, Nhớ mùa thu Hà Nội, Nhìn những mùa thu đi của Trịnh Công Sơn.

Anh Thơ trình diễn 3 ca khúc solo, với sở trường là các bài hát về cách mạng nhưng tối qua Anh Thơ đã làm mới mình khi hát nhạc tình ca . Nhưng khán giả chưa thấy sự đột phá trong cách thể hiện các ca khúc, khán giả nghe chị hát tối qua thấy không “đã” bằng khi chị trình bày nhạc cách mạng. Tối qua, Anh Thơ thể hiện Diễm xưa, Huyền thoại mẹ, Thiên thai,…

Cuối chương trình, diễn vên Quý Bình đã góp mặt trong đêm nhạc với vai trò là ca sĩ, giọng hát của Quý Bình không quá lép vế khi song ca cùng đàn chị Ánh Tuyết, hai ca sĩ rất “ngọt” với ca khúc Vợ chồng quê, Gánh lúa.

Ánh Tuyết và diễn viên Quý Bình trong

Ánh Tuyết và diễn viên Quý Bình trong Vợ chồng quêGánh lúa.

Đêm nhạc là đêm nhạc tri ân với ba nhạc sĩ dù họ đã đi về cõi vĩnh hằng, nhưng âm nhạc của Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn vẫn còn mãi trong lòng công chúng yêu nhạc.

Thiên Lam