Hội ngộ với người thầy Kỷ lục gia thư pháp sau 50 năm
Là người thầy tận tâm với nghiệp dạy chữ, được bao thế hệ học sinh xứ Huế kính trọng, nhà giáo Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ còn là một nghệ nhân tài hoa luôn tâm huyết với sự nghiệp bảo tồn những giá trị văn hoá dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật thư pháp.
Dấu ấn lớn nhất trong sự nghiệp phát triển, lưu truyền các giá trị văn hoá dân tộc của nhà giáo Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ chính là tập sách thơ Lục Vân Tiên bằng thư pháp chữ quốc ngữ và chữ Nôm song song, xếp thành 260 trang. Tấm vải lụa dài 124m điểm xuyết hình ảnh tứ bình với từng nét chữ thư pháp phiêu bồng của thầy Vĩnh Thọ đã thật sự tạo nên một “hình hài” mới cho tập thơ cổ này. Danh hiệu kỷ lục quốc gia thư pháp chính là sự ghi nhận cho công sức của thầy. Được biết, để có thể cho ra đời được tác phẩm có giá trị như vậy, vợ chồng nhà giáo Vĩnh Thọ đã mất hơn 3 tháng lao động cùng với sự hỗ trợ của nhiều đồng nghiệp. Chưa kể, nguồn kinh phí từ chuẩn bị cho đến khi hoàn thiện đều từ những đồng lương hưu ít ỏi của hai vợ chồng nhà giáo.
Nhà giáo Nguyễn Phúc Vĩnh Thọ - người đã tạo “hình hài” mới cho tập thơ thư pháp “Lục Vân Tiên” trên nền vải lụa đạt kỷ lục quốc gia.
Tập sách thư pháp được thầy lưu trữ cẩn thận.
Sự hy sinh không quản ngại khó khăn để góp công sức lưu truyền nét văn hoá dân tộc, lịch sử đất nước chính là điều đáng trân quý của thầy Vĩnh Thọ. Và cũng chính cái tâm huyết này đã trở thành hình ảnh sâu đậm trong tâm trí của bao thế hệ học sinh xứ Huế đã theo học, trong đó có bác Tôn Thất Thọ - người học trò tiểu học không bao giờ quên những bài học lịch sử đất nước mà thầy Vĩnh Thọ đã dạy 50 năm về trước.
Dẫu cho dòng thời gian cũng như khoảng cách địa lý kéo xa mỗi người một ngã với những sự nghiệp riêng, nhưng cũng không thể trở thành rào cản ngăn cách cuộc hội ngộ của hai thầy trò. Bởi bác Tôn Thất Thọ luôn tâm niệm “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”, thầy Vĩnh Thọ không chỉ là người có ơn dạy những nét chữ đầu tiên mà còn có công đặt nền móng về lịch sử đất nước, tình yêu với quê hương.
Như một cầu nối hiện thực hoá mong muốn, nhận dịp mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chương trình Chắp Cánh Yêu Thương do Jetstar Pacific đã tạo điều kiện để bác và thầy được gặp lại sau nhiều năm ngạy tại quê nhà. Những kỷ niệm về bài học năm nào của hơn 50 năm trước ùa về trong ký ức của hai thầy trò khiến buổi đoàn tụ càng trở nên ấm áp, ý nghĩa hơn.
Bác Tôn Thất Thọ (bên trái) đã có buổi gặp hội ngộ ấm áp với người thầy. Cả hai thầy trò đã có khoảng thời gian quý báu chia sẻ kỷ niệm.
Bài viết trong tập sách Nhớ mái trường xưa được phát hành bởi Nhà xuất bản thuận hóa – 2008 mà bác Thọ dành tặng cho người thầy đáng kính.
Tại buổi gặp, bác Tôn Thất Thọ nhận món quà ý nghĩa từ người thầy năm xưa.
Đáng quý, thầy Thọ đã dùng bức thư pháp của mình để bày tỏ sự cảm ơn đến nhãn hàng Jetstar Pacific, đơn vị đã tổ chức cuộc thi Chắp cánh yêu thương nhân dịp 20.11 năm nay để thầy trò có dịp hội ngộ.
Thầy Thọ chia sẻ hằng ngày vẫn rèn luyện thư pháp để tiếp tục sự nghiệp gìn giữ văn hoá dân tộc cho thế hệ sau.
Chắp Cánh Yêu Thương là cuộc thi hàng tháng được tổ chức bởi hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific. Với nội dung cuộc thi tháng 11 dành để tri ân thầy cô, Jetstar Pacific đã “chắp cánh” cho những người học trò cơ hội trở về thăm thầy cô ở khắp mọi miền đất nước.
PV