Họa sĩ biếm họa thế giới lo sợ nhưng sẽ không im lặng

(Dân trí) - Họa sĩ truyện tranh khắp thế giới đang thể hiện tinh thần đoàn kết sau vụ khủng bố đẫm máu vừa diễn ra tại Pháp. Các họa sĩ khẳng định họ có lo sợ nhưng sẽ không im lặng.

Họa sĩ biếm họa thế giới lo sợ nhưng sẽ không im lặng
Các bức tranh tưởng nhớ đang được trưng bày tại một buổi tưởng niệm được tổ chức bởi hiệp hội nhà báo Bỉ để thể hiện sự cảm thông với các nạn nhân của vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo. Nước Pháp đang chấn động và giận dữ với sự kiện này, trong khi các lực lượng an ninh đang truy bắt hai anh em được cho là thủ phạm của vụ xả súng.
 
Trong thế giới châm biếm chính trị, rất nhiều người biết tới các nhà báo ở Charlie Hebdo, những người vừa thiệt mạng trong cuộc tấn công ngày thứ Tư. Họ thể hiện sự giận dữ trước vụ khủng bố bằng chính bút vẽ của mình. Một trong những bức tranh nhanh chóng thu hút sự chú ý chính là tác phẩm của họa sĩ Hà Lan Ruben L. Oppenheimer, cho thấy hình ảnh một chiếc máy bay đâm vào hai chiếc bút chì dựng đứng, hình ảnh gợi nhớ tới vụ khủng bố ngày 11/9 ở New York. Một người khác với  bức hình một tay súng với khẩu súng còn bốc khói bên cạnh một họa sĩ đã chết.
 
Họa sĩ biếm họa thế giới lo sợ nhưng sẽ không im lặng

Họa sĩ biếm họa thế giới lo sợ nhưng sẽ không im lặng

Họa sĩ biếm họa thế giới lo sợ nhưng sẽ không im lặng

Họa sĩ biếm họa thế giới lo sợ nhưng sẽ không im lặng

Họa sĩ biếm họa thế giới lo sợ nhưng sẽ không im lặng
Họa sĩ biếm họa trên khắp thế giới phản ứng trước cuộc tấn công ở tòa soạn Charlie Hebdo bằng các tác phẩm của mình, trong đó có cả sự giận dữ.

Các họa sĩ này thừa nhận cuộc tấn công đã làm họ rất sợ hãi, nhưng họ sẽ không từ bỏ và vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình. Nhiều tờ báo trên thế giới đã tái bản các bức tranh của báo Charlie Hebdo, bao gồm cả những hình ảnh gây tranh cãi về nhà tiên tri Mohammed.

Họa sĩ biếm họa thế giới lo sợ nhưng sẽ không im lặng
 
Hiệp hội truyện tranh Úc đã ban hành một tuyên bố ngày hôm qua, lên án các cuộc tấn công, tuyên bố tự do ngôn luận là công cụ cơ bản nhất của các họa sĩ châm biến, và cảnh báo các cuộc tấn công trong tương lai sẽ chỉ làm ngòi bút của họ sắc bén hơn. “Việc này sẽ không ngăn cản chúng tôi. Vì chúng tôi chính là sự thật trong một xã hội phức tạp. Chúng tôi rọi ánh sáng tới một thế giới tăm tối. Chúng tôi là người đầu tiên và cũng sẽ là cuối cùng.” hiệp hội cho biết.

Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ như tờ báo Thụy Điển Jyllands-Posten, nơi gây ra các cuộc biểu tình khắp thế giới với các bức biếm họa về nhà tiên tri Mohammed hồi năm 2005. Kurt Westergaard, người vẽ một trong những bức tranh gây nhiều phản ứng nhất, trong đó có hình ảnh Mohammed đeo bom thay vì khăn quấn đầu, cho biết anh đang rất sợ hãi. Tuy nhiên, anh khuyến khích mọi người tiếp tục cuộc đấu tranh và cho ra đời những sản phẩm biếm họa mới.

Nhiều người đã tỏ ra rất cẩn trọng sau vụ tấn công này. Một số tờ báo đã quyết định không xuất bản các ấn phẩm có nội dung châm biếm thế giới đạo Hồi. Họ cho rằng vào thời điểm hiện nay, việc theo chân Charlie Hebdo sẽ là một việc rất mạo hiểm và có thể ảnh hưởng tới sự an toàn và tính mạng của họ.

Phan Hạnh

Theo News Au