Hình ảnh người dân Trung Quốc “vật lộn” để về quê ngày giáp Tết

(Dân trí) - Những ngày này, cuộc “đại di cư” của người dân Trung Quốc đang diễn ra hết sức căng thẳng. Ở các bến xe, ga tàu, sân bay… lúc nào cũng thường trực hàng ngàn hành khách. Cuộc hành trình về quê ăn Tết lúc này diễn ra như một… cuộc “hành xác”.

Tổng cộng 3,6 tỉ chuyến hành hương sẽ diễn ra tại Trung Quốc vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay. Con số này đã được Chính phủ Trung Quốc đưa ra hồi giữa tháng Một. Những người lao động xa nhà nhân dịp nghỉ lễ dài ngày nhất trong năm sẽ trở về quê hương, ăn Tết bên gia đình. Với con số 3,6 tỉ chuyến hành hương, đây được coi là cuộc “đại di cư” lớn nhất thế giới.

Số cuộc hành hương của năm nay nhiều hơn so với năm ngoái là 200 triệu cuộc. Điều này khiến Chính phủ Trung Quốc lo lắng về khả năng đảm đương của hệ thống giao thông vận tải.

Như những năm trước, dù số lượng cuộc hành hương ít hơn nhưng đã đủ khiến ngành giao thông rơi vào tình trạng hoạt động hết công suất, người dân cũng gặp phải rất nhiều khó khăn mới có thể mua được một tấm vé về quê ăn Tết. Lúc này, mua được vé xe chẳng khác gì có được “vé vàng”.

Đối với người dân Trung Quốc, Tết Nguyên đán là dịp lễ Tết truyền thống quan trọng nhất và được nghỉ dài ngày nhất trong năm. Đây thường được coi là cơ hội duy nhất trong năm để những người lao động nghèo làm việc xa quê có thể về nhà ăn Tết bên gia đình, người thân.

Số lượng sinh viên đi học xa nhà ở Trung Quốc cũng là một con số không hề nhỏ, vào dịp này, người lao động, sinh viên… đều lên tàu xe, trở về nhà, khiến dịp giáp Tết và sau Tết đều là thời gian hoạt động cao điểm của ngành giao thông.

Ông Lian Weiliang, Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia của Trung Quốc cho biết: “Khả năng phục vụ của ngành giao thông Trung Quốc hiện nay chưa thể hoàn toàn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết dù thực tế các cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải đã được phát triển mạnh trong những năm gần đây”.

Vì vậy, việc đi lại trong dịp cao điểm này vẫn là một thách thức đối với người dân, để có được một tấm vé tàu, vé xe về quê nhiều khi vẫn là “nhiệm vụ bất khả thi”.

Đây cũng chính là thời điểm mà giao thông ở Trung Quốc thường trở nên hỗn loạn. Đối với những người nước ngoài lần đầu tiên chứng kiến sự đông đúc ở những bến xe, bến tàu, sân bay… tại Trung Quốc, họ hẳn sẽ rất sửng sốt.

Những hàng dài dằng dặc từ từ nhích dần từng chút, từng chút một về phía quầy vé, vào lúc này dường như sự kiên nhẫn của mỗi người trong hàng đều phải phát huy tối đa. Mỗi người đều có chung một mục tiêu: Kịp về quê nhà ăn Tết Nguyên đán.

Cảnh vật lộn của người dân Trung Quốc ở bến xe, ga tàu những ngày giáp Tết:

Trước ga tàu hỏa ở thành phố Bắc
Kinh.

Trước ga tàu hỏa ở thành phố Bắc Kinh.

Một người đàn ông ngồi ngáp bên
hàng dài những người đang chờ mua vé tàu.

Một người đàn ông ngồi ngáp bên hàng dài những người đang chờ mua vé tàu.

Việc di chuyển trong những ngày
này là một cơn ác mộng.

Việc di chuyển trong những ngày này là một cơn ác mộng.

Một cô gái đeo khẩu trang đứng
trước nhà ga ở thành phố Bắc Kinh.

Một cô gái đeo khẩu trang đứng trước nhà ga ở thành phố Bắc Kinh.

Một cô gái đeo khẩu trang đứng
trước nhà ga ở thành phố Bắc Kinh.

Một cô gái đeo khẩu trang đứng
trước nhà ga ở thành phố Bắc Kinh.

Những người lao động thu nhập thấp thường tiết kiệm tiền cả năm để chờ đến dịp Tết Nguyên đán mới “dám” về thăm nhà một lần.

Một cô gái đeo khẩu trang đứng
trước nhà ga ở thành phố Bắc Kinh.

Trong những ngày này, để đảm bảo an ninh tại các bến xe, ga tàu - những nơi có rất đông hành khách, dễ xảy ra náo loạn - thường có sự hiện diện của những cảnh sát, binh lính được huy động đến để duy trì trật tự.

Những ngày này, cuộc “đại di cư”
của người dân Trung Quốc diễn ra rất ráo riết.

Những ngày này, cuộc “đại di cư” của người dân Trung Quốc diễn ra rất ráo riết.

Nhiều người cảm thấy mệt mỏi trước
áp lực kiếm được một tấm vé về quê.

Nhiều người cảm thấy mệt mỏi trước áp lực kiếm được một tấm vé về quê.

Nhiều người cảm thấy mệt mỏi trước
áp lực kiếm được một tấm vé về quê.

Dù hành trình về nhà mệt mỏi như vậy nhưng ai ai cũng phải cố gắng vật lộn bởi Tết là thời điểm mà tất cả mọi người đều hướng về gia đình.

Biển người trước ga tàu ở thành
phố Quảng Châu.

Biển người trước ga tàu ở thành phố Quảng Châu.

Biển người trước ga tàu ở thành
phố Quảng Châu.

Để tìm được một không gian rộng rãi, thưa người ở bến tàu, bến xe trong những ngày này là không thể.

Người lớn mệt mỏi đã đành, rất
nhiều em nhỏ theo cha mẹ về quê ăn Tết cũng bị “mệt lây”.

Người lớn mệt mỏi đã đành, rất nhiều em nhỏ theo cha mẹ về quê ăn Tết cũng bị “mệt lây”.

Người lớn mệt mỏi đã đành, rất
nhiều em nhỏ theo cha mẹ về quê ăn Tết cũng bị “mệt lây”.

Để hiểu thế nào là một đất nước có hơn 1,3 tỉ dân, hãy ra các bến tàu, bến xe để “thực mục sở thị” cuộc “đại di cư” trong dịp Tết Nguyên đán của người dân Trung Quốc.

Một người đàn ông công kênh hết
hành lý lên vai để dễ bề di chuyển trong sân ga chật cứng người.

Một người đàn ông công kênh hết hành lý lên vai để dễ bề di chuyển trong sân ga chật cứng người.

Cảnh tranh nhau lên xe khách.

Cảnh tranh nhau lên xe khách.

Trong lúc chờ đợi ở nhà ga, mỗi
người đều cố tìm cho mình một việc gì đó để giết thời gian.

Trong lúc chờ đợi ở nhà ga, mỗi người đều cố tìm cho mình một việc gì đó để giết thời gian.

Trong lúc chờ đợi ở nhà ga, mỗi
người đều cố tìm cho mình một việc gì đó để giết thời gian.

Những ngày này, khi di chuyển, người ta không chỉ mang theo đồ đạc, hành lý mà còn mang theo nhiều quà Tết dành cho người thân, vì vậy, cảnh chen chúc, chật chội trên tàu xe là rất phổ biến.

Trong lúc chờ đợi ở nhà ga, mỗi
người đều cố tìm cho mình một việc gì đó để giết thời gian.

Anh Jia Wubin đã chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để mua được một vé đứng nhưng con đường về nhà dường như vẫn quá xa khi anh chưa thể tiến sát quầy vé.

Những giấc ngủ vội.


Những giấc ngủ vội.


Những giấc ngủ vội.


Những giấc ngủ vội.


Những giấc ngủ vội.


Những giấc ngủ vội.


Những giấc ngủ vội.


Những giấc ngủ vội.


Những giấc ngủ vội.

Những giấc ngủ vội.

Bích Ngọc
Tổng hợp