Hình ảnh của hiện tượng “mặt trăng máu”
(Dân trí) - Hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra trong ngày hôm nay - 15/4/2014. Người dân ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Úc sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn hiện tượng này. “Mặt trăng máu” hôm nay còn trùng lặp với một sự kiện thiên văn đặc biệt hiếm có.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi bóng của trái đất chắn ánh sáng mặt trời chiếu tới mặt trăng. Màu sắc mặt trăng trong quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần sẽ biến đổi từ trắng, xám tới cam, đỏ. Những màu sắc này là do tro bụi trong khí quyển gây ra. Lượng tro bụi từ các vụ phun trào núi lửa càng nhiều, màu sắc của mặt trăng càng đậm.
Thuật ngữ “mặt trăng máu” thường được dùng để chỉ hiện tượng nguyệt thực toàn phần này. Nguyệt thực hôm nay sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi.
Hiện tượng “mặt trăng máu” xảy ra vào ngày 15/4/2014 là hiện tượng thiên văn đầu tiên trong chuỗi 4 hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra trong 2 năm 2014-2015. 3 hiện tượng nguyệt thực còn lại sẽ lần lượt diễn ra vào các ngày 8/10/2014, 8/4/2015 và 28/9/2015. Bốn hiện tượng này được giới thiên văn gọi chung là “bộ tứ”.
Trong lịch sử 21 thế kỷ qua, giới thiên văn ghi nhận được 62 chuỗi “bộ tứ”. Mỗi khi một hiện tượng “bộ tứ” sắp xảy ra, người ta thường có những đồn đoán về việc sẽ có những đổi thay rất lớn xảy ra trong hành tinh của chúng ta. Nhưng đây chỉ là những đồn đoán không có căn cứ, mang nhiều nét mê tín dị đoan.
Chiêm ngưỡng hiện tượng “mặt trăng máu”:
“Mặt trăng máu” ngày 16/7/2000, ảnh chụp của NASA.
Nguyệt thực toàn phần ngày 21/12/2010, chụp tại quần đảo Shetland, Scotland.
Nguyệt thực ngày 16/8/2008 với những gam màu ấn tượng.
Nguyệt thực ngày 21/2/2008.
Lượng tro bụi từ các vụ phun trào núi lửa càng nhiều, màu sắc của mặt trăng sẽ càng đậm.
Nguyệt thực ngày 15/6/2011, chụp tại Khu dự trữ Thiên nhiên NamibRand, Namibia.
Nguyệt thực tại thành Vatican tháng 3/2008.
Nguyệt thực trên Cầu Cổng Vàng ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ.
Nguyệt thực ngày 10/12/2011, chụp tại Loveland, bang Colorado, Mỹ.
Nguyệt thực ngày 21/12/2010, chụp tại Toronto, tỉnh bang Ontario, Canada.
Các sắc độ của mặt trăng trong hiện tượng nguyệt thực xảy ra hồi tháng 12/2010, ảnh chụp của NASA.
Nguyệt thực chiêm ngưỡng ở tháp CN, Toronto, tỉnh bang Ontario, Canada (trái). Nguyệt thực chiêm ngưỡng tại nhà thờ Christ, West Hawthorn, Melbourne, Úc (phải).
“Mặt trăng máu” chụp năm 2007.
Nguyệt thực năm 2011.
Những hình ảnh của mặt trăng trong hiện tượng nguyệt thực ngày 28/8/2007 tại Redmond, bang Washington, Mỹ.
Bích Ngọc
Tổng hợp