Hình ảnh buổi ra mắt sách “Phan Quang - 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề”

Cuốn sách "Phan Quang - 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề" như một món quà chúc mừng nguyên Tổng giám đốc Đài TNVN tròn 90 tuổi.

Sáng nay (6/9) tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN) tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đài (7/9/1945-7/9/2018); đồng thời phối hợp với Học viện Báo chí Tuyên truyền giới thiệu cuốn sách “Phan Quang - 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề”. Đây như một món quà chúc mừng nhà báo lão thành Phan Quang - nguyên Tổng giám đốc Đài TNVN tròn 90 tuổi.
Sáng nay (6/9) tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (Đài TNVN) tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đài (7/9/1945-7/9/2018); đồng thời phối hợp với Học viện Báo chí Tuyên truyền giới thiệu cuốn sách “Phan Quang - 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề”. Đây như một món quà chúc mừng nhà báo lão thành Phan Quang - nguyên Tổng giám đốc Đài TNVN tròn 90 tuổi.

Tới dự có ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin; ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...
Tới dự có ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin; ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội...

cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành; nguyên Tổng giám đốc, nguyên Phó Tổng giám đốc, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của Đài qua các thời kỳ; nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà lý luận lão thành.
cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành; nguyên Tổng giám đốc, nguyên Phó Tổng giám đốc, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của Đài qua các thời kỳ; nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà lý luận lão thành.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN nhắc lại lịch sử hình thành và phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đồng thời khẳng định những đóng góp to lớn của nhà báo Phan Quang với Đài TNVN và ngành phát thanh, cũng như góp phần quan trọng trong việc xây dựng Luật Báo chí, Quy ước về đạo đức của người làm báo... Ngoài ra, Phan Quang còn được biết đến với vai trò chính khách, nhà văn hóa, dịch giả.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN nhắc lại lịch sử hình thành và phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đồng thời khẳng định những đóng góp to lớn của nhà báo Phan Quang với Đài TNVN và ngành phát thanh, cũng như góp phần quan trọng trong việc xây dựng Luật Báo chí, Quy ước về đạo đức của người làm báo... Ngoài ra, Phan Quang còn được biết đến với vai trò chính khách, nhà văn hóa, dịch giả.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ tin rằng nhà báo, nhà văn Phan Quang - người tiền nhiệm kính mến, thân thiết tiếp tục sáng tạo, dâng hiến cho đời những tác phẩm mới được chắt lọc qua thời gian, qua trải nghiệm cuộc đời, qua vốn kiến thức phong phú của ông; đóng góp những ý kiến tâm huyết và giá trị cho sự phát triển của Đài TNVN cũng như nền báo chí nước nhà.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ tin rằng nhà báo, nhà văn Phan Quang - người tiền nhiệm kính mến, thân thiết tiếp tục sáng tạo, dâng hiến cho đời những tác phẩm mới được chắt lọc qua thời gian, qua trải nghiệm cuộc đời, qua vốn kiến thức phong phú của ông; đóng góp những ý kiến tâm huyết và giá trị cho sự phát triển của Đài TNVN cũng như nền báo chí nước nhà.

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cất công tập hợp hàng trăm bài báo, tiểu luận và lựa chọn 99 bài đưa vào cuốn sách “Phan Quang – 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề”. Cuốn sách ra đời là món quà rất ý nghĩa mừng nhà báo Phan Quang tròn 90 tuổi.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cất công tập hợp hàng trăm bài báo, tiểu luận và lựa chọn 99 bài đưa vào cuốn sách “Phan Quang – 90 tuổi đời, 70 tuổi nghề”. Cuốn sách ra đời là món quà rất ý nghĩa mừng nhà báo Phan Quang tròn 90 tuổi.

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang chia sẻ: “Nhiều thứ có thể cân - đo -đong - đếm, nhưng những gì ông mang đến cho đời, cho sự nghiệp báo chí và văn học cách mạng thì không thể làm con tính. Những bài báo, bài văn, tác phẩm dịch thuật của ông đã được chưng cất từ lòng yêu nghề cháy bỏng, sự khát khao cống hiến, ý thức trách nhiệm sâu sắc của trái tim luôn bồi hồi nhịp đập trước cuộc đời, trước đất nước, trước nhân dân”.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang chia sẻ: “Nhiều thứ có thể cân - đo -đong - đếm, nhưng những gì ông mang đến cho đời, cho sự nghiệp báo chí và văn học cách mạng thì không thể làm con tính. Những bài báo, bài văn, tác phẩm dịch thuật của ông đã được chưng cất từ lòng yêu nghề cháy bỏng, sự khát khao cống hiến, ý thức trách nhiệm sâu sắc của trái tim luôn bồi hồi nhịp đập trước cuộc đời, trước đất nước, trước nhân dân”.

Tại phần tọa đàm dưới sự dẫn dắt của nhà báo Trần Đức Nuôi, các khách mời đã cùng nhau trao đổi về cuộc đời, tình cảm, tình bạn và những đóng góp của nhà báo Phan Quang với lĩnh vực văn hóa, báo chí và truyền thông.
Tại phần tọa đàm dưới sự dẫn dắt của nhà báo Trần Đức Nuôi, các khách mời đã cùng nhau trao đổi về cuộc đời, tình cảm, tình bạn và những đóng góp của nhà báo Phan Quang với lĩnh vực văn hóa, báo chí và truyền thông.

Nhà báo Hà Đăng bày tỏ sự kính trọng đối với nhà báo Phan Quang.
Nhà báo Hà Đăng bày tỏ sự kính trọng đối với nhà báo Phan Quang.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Phan Quang là cây đai thụ trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam, cây bút mà tất cả thế hệ trẻ chúng tôi mỗi lần đọc các tác phẩm của ông đều học được trước hết là về đạo đức nghề nghiệp, sau đó là sự sáng tạo. Năng lực sáng tạo, sức thanh xuân trong ngòi bút của ông không bao giờ cạn.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: "Phan Quang là cây đai thụ trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam, cây bút mà tất cả thế hệ trẻ chúng tôi mỗi lần đọc các tác phẩm của ông đều học được trước hết là về đạo đức nghề nghiệp, sau đó là sự sáng tạo. Năng lực sáng tạo, sức thanh xuân trong ngòi bút của ông không bao giờ cạn".

Trong hình dung của giáo sư Phong Lê, Phan Quang là người mà ông ngưỡng mộ: Tôi nhìn thấy ở anh một bản lĩnh, một tư chất của một nhà văn hóa. Tôi mong anh tiếp tục mạch viết của mình, mạch viết đã đi hết những chặng đường lớn của dân tộc với tư cách kẻ sĩ của thế kỷ 20.
Trong hình dung của giáo sư Phong Lê, Phan Quang là người mà ông ngưỡng mộ: "Tôi nhìn thấy ở anh một bản lĩnh, một tư chất của một nhà văn hóa. Tôi mong anh tiếp tục mạch viết của mình, mạch viết đã đi hết những chặng đường lớn của dân tộc với tư cách kẻ sĩ của thế kỷ 20".

PGS.TS Nguyễn Văn Dững, nguyên Trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói: Phan Quang không chỉ là nhà báo tài ba, phóng khoáng với tầm bao quát rộng và sâu mà ông còn là nhà văn, nhà văn hóa, một chính khách lịch lãm, tầm vóc. Đi đâu ông cũng viết với trí tuệ uyên thâm với tầm giao bang “xuyên lục địa”. Trong thể loại du kí ở nền báo chí nước ta hiện nay chưa ai vượt được nhà báo Phan Quang.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững, nguyên Trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói: "Phan Quang không chỉ là nhà báo tài ba, phóng khoáng với tầm bao quát rộng và sâu mà ông còn là nhà văn, nhà văn hóa, một chính khách lịch lãm, tầm vóc. Đi đâu ông cũng viết với trí tuệ uyên thâm với tầm giao bang “xuyên lục địa”. Trong thể loại du kí ở nền báo chí nước ta hiện nay chưa ai vượt được nhà báo Phan Quang".

Chia sẻ tại buổi lễ, nhà báo Phan Quang bày tỏ: Tôi đam mê văn học từ hồi còn bé nhưng lớn lên, tổ chức lại phân công làm báo. Tôi nỗ lực hết mình, và để tự an ủi, tôi nghĩ báo và văn là con cùng một mẹ, người mẹ ngôn từ, hai anh em trưởng thành đi làm ăn mỗi người một nẻo nhưng phân mà không cắt, phân rồi lại hợp, có hợp có phân, dù rạch ròi báo - văn, trong văn có báo trong báo có văn, ta hãy cố làm tốt bất cứ việc gì có ích, chớ có mơ màng chuyện viễn vông...
Chia sẻ tại buổi lễ, nhà báo Phan Quang bày tỏ: "Tôi đam mê văn học từ hồi còn bé nhưng lớn lên, tổ chức lại phân công làm báo. Tôi nỗ lực hết mình, và để tự an ủi, tôi nghĩ báo và văn là con cùng một mẹ, người mẹ ngôn từ, hai anh em trưởng thành đi làm ăn mỗi người một nẻo nhưng phân mà không cắt, phân rồi lại hợp, có hợp có phân, dù rạch ròi báo - văn, trong văn có báo trong báo có văn, ta hãy cố làm tốt bất cứ việc gì có ích, chớ có mơ màng chuyện viễn vông..."

Phan Quang nói, ông đã để nghề báo ngập lụt cuộc đời mình. Và cũng đã muộn để dành thời gian rỗi rãi chuyên tâm sáng tác văn học, làm nên một vài tác phẩm để đời. Và để kết thúc nỗi niềm, ông nói vui: “Con người ai chẳng có mối tình đầu. Nhưng đến mức tuổi tôi hôm nay mà chỉ biết mải mê săn đuổi mối tình đầu, chẳng hóa ra mình phụ bạc người vợ hiền gắn bó bên nhau từ thuở muối dưa?”
Phan Quang nói, ông đã để nghề báo "ngập lụt" cuộc đời mình. Và cũng đã muộn để dành thời gian rỗi rãi chuyên tâm sáng tác văn học, làm nên một vài tác phẩm để đời. Và để kết thúc nỗi niềm, ông nói vui: “Con người ai chẳng có mối tình đầu. Nhưng đến mức tuổi tôi hôm nay mà chỉ biết mải mê săn đuổi mối tình đầu, chẳng hóa ra mình phụ bạc người vợ hiền gắn bó bên nhau từ thuở muối dưa?”

Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin chúc mừng nhà báo Phan Quang tròn 90 tuổi.
Ông Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin chúc mừng nhà báo Phan Quang tròn 90 tuổi.

Ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng hoa nhà báo Phan Quang.
Ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng hoa nhà báo Phan Quang.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ và ông Phạm Quang Nghị chúc mừng nhà báo Phan Quang.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ và ông Phạm Quang Nghị chúc mừng nhà báo Phan Quang.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng nhà báo Phan Quang.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm cùng nhà báo Phan Quang.

Theo Hà Phương
VOV