Hé lộ chân dung các nhân vật lịch sử có thật trong tiểu thuyết Kim Dung (1)

Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung như: Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Ỷ Thiên Đồ Long Ký... ông đã nhiều lần đưa vào đó các nhân vật có thật trong lịch sử.

Bằng "bàn tay vàng" của mình, Kim Dung đã kết hợp hài hòa những yếu tố lịch sử có thật cùng những tình tiết hư cấu, yếu tố tưởng tượng để xây dựng thành công hình tượng các anh hùng cuốn hút biết bao thế hệ khán giả.Dưới đây là những nhân vật lịch sử có thật từng xuất hiện trong các tác phẩm của Kim Dung.

Đoàn Dự

Đoàn Dự là một trong những nhân vật đặc biệt trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Theo lịch sử, Đoàn Dự còn có tên là Đoàn Chính Nghiêm. Ông nối ngôi vua cha Đoàn Chính Thuần và trở thành vị vua thứ 16 của Đại Lý, trị vì trong khoảng thời gian 1108 - 1147. Đoàn Dự không chỉ có xuất thân cao quý, mà còn sở hữu võ công cao cường, khác hẳn với các nhân vật khác.

Diễn viên Lâm Chí Dĩnh đã hóa thân rất đạt thành Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ
Diễn viên Lâm Chí Dĩnh đã hóa thân rất đạt thành Đoàn Dự trong Thiên long bát bộ

Đoàn Dự là một trong ba nhân vật nam chính của Thiên Long Bát Bộ. Đoàn Dự không thích học võ nhưng lại may mắn nắm được Lục Mạch Thần Kiếm, Bắc Minh Thần Công giúp hút công lực người khác, Lăng Ba Vi Bộ giúp khinh công nhẹ nhàng. Ông đã kết nghĩa huynh đệ với Tiêu Phong và Hư Trúc.

Thành Cát Tư Hãn

Trong lịch sử, Thành Cát Tư Hãn là một nhà quân sư nổi tiếng và là một trong những vị lãnh đạo tầm cỡ. Ông được người Mông Cổ vô cùng tôn trọng, thậm chí từng thống nhất các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á. Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn ở khu vực Á – Âu ngày xưa đã giúp cho việc giao lưu buôn bán phát triển.

Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật lịch sử được nhiều người biết đến
Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật lịch sử được nhiều người biết đến

Thành Cát Tư Hãn đã trở thành một nhân vật trong Anh Hùng Xạ Điêu của nhà văn Kim Dung. Ông vô cùng quý mến Quách Tĩnh và đã từng hứa gả con gái Hoa Tranh cho Quách Tĩnh. Sau đó, ông còn phong cho chàng chức vị Kim Đao phò mã. Thế nhưng, ông lại là người đã bức tử mẹ của Quách Tĩnh.

Trương Tam Phong

Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, là người sáng lập ra Võ Đang - môn phái lớn nhất ở Trung Quốc. Theo lịch sử ghi lại, Trương Tam Phong là một người cổ quái, tóc dài, râu rậm, ăn khỏe và đi nhanh.

Nhân vật Trương Tam Phong luôn gắn với hình tượng râu tóc bạc phơ
Nhân vật Trương Tam Phong luôn gắn với hình tượng râu tóc bạc phơ

Còn trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, ông xuất hiện trong hai tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp và Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Ở hầu hết các phiên bản phim được làm lại, hình tượng của Trương Tam Phong là một ông già râu tóc bạc phơ, giỏi võ công và có phần kỳ lạ, sát với truyền thuyết về Trương Tam Phong trong lịch sử.

Khâu Xử Cơ

Theo lịch sử, Khâu Xử Cơ là đạo sĩ giữa hai thời kỳ cai trị: nhà Kim và nhà Nguyên. Ông có tự là Thông Mật, đạo hiệu là Trường Xuân Tử. Khâu Xử Cơ là người có danh tiếng nhất trong Toàn Chân thất tử. Sau này, ông qua đời vì bệnh tật rồi được an táng tại Bạch Vân Quán (Bắc Kinh).

Khâu Xử Cơ được Kim Dung xây dựng hình ảnh là vị đạo sĩ có võ công thâm hậu
Khâu Xử Cơ được Kim Dung xây dựng hình ảnh là vị đạo sĩ có võ công thâm hậu

Trong tác phẩm Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung, hình ảnh Khâu Xử Cơ được xây dựng thành sư phụ đầu tiên dạy võ cho Dương Khang. Bên cạnh đó, ông cũng là "khách mời đặc biệt" trong tác phẩm Thần Điêu Đại Hiệp.

Khang Hy

Trong lịch sử, Khang Hy là vị hoàng đế thứ tư của nhà Thanh, cai trị Trung Hoa từ năm 1662 đến 1722. Ông được nhận xét là vị hoàng đế tài giỏi và là người đã tạo nên sự thịnh vượng kéo dài 130 năm của nhà Thanh. Khang Hy còn được xem là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc, được người đời gọi là Khang Hy Đại Đế.

Nhân vật Khang Hy được Kim Dung xây dựng khá sát với lịch sử
Nhân vật Khang Hy được Kim Dung xây dựng khá sát với lịch sử

Trong tác phẩm Lộc Đỉnh Ký của nhà văn Kim Dung, hình tượng nhân vật Khang Hy được xây dựng khá sát với lịch sử. Ông là một hoàng đế tài giỏi và kiệt xuất, nổi bật không kém gì nhân vật nam chính Vi Tiểu Bảo. Những sự kiện lịch sử có thật về cuộc đời của Khang Hy cũng được ghi lại trong tác phẩm này.

Trần Viên Viên

Theo lịch sử ghi lại, Trần Viên Viên vốn là kỹ nữ, sau đó trở thành thiếp của tướng quân Ngô Tam Quế. Bà được cho là một trong những nguyên nhân khiến Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh tiến đánh Trung nguyên.

Trần Viên Viên trong Lộc Đỉnh Ký là một đại mỹ nhân
Trần Viên Viên trong Lộc Đỉnh Ký là một đại mỹ nhân

Còn trong Lộc Đỉnh Ký, Trần Viên Viên trở thành đệ nhất mỹ nhân. Theo nội dung truyện, Vi Tiểu Bảo đã vô tình gặp gỡ Trần Viên Viên ở một ngôi chùa nhỏ và đem lòng yêu thương người phụ nữ đã ngoài 40 tuổi. Ngoài ra, Trần Viên Viên còn là mẹ của A Kha - một trong những cô vợ xinh đẹp của Vi Tiểu Bảo. Trong phiên bản phim Lộc Đỉnh Ký của đạo diễn Hàn Đống, vai Trần Viên Viên được thể hiện bởi nữ diễn viên Cổ Thanh - người đồng thời đảm nhận luôn cả vai A Kha.

Hốt Tất Liệt

Trong lịch sử, Hốt Tất Liệt là đại hãn Mông Cổ, cháu nội Thành Cát Tư Hãn, đồng thời là người tiêu diệt Nam Tống, sáng lập ra triều Nguyên.


Hốt Tất Liệt được Kim Dung mô tả là một nhân vật phản diện đầy tham vọng

Hốt Tất Liệt được Kim Dung mô tả là một nhân vật phản diện đầy tham vọng

Trong Thần Điêu Đại Hiệp, Hốt Tất Liệt mang âm mưu diệt trừ võ lâm Nam Tống nên đã chiêu mộ các cao thủ như Kim Luân Pháp Vương, Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc Tây để phá đại hội võ lâm do Quách Tĩnh chủ trì, sau đó còn bày kế hãm hại Quách Tĩnh nhưng không thành công.

Theo Chi Lê

An Ninh Thủ Đô

(Còn tiếp)

Bình luận (0)
để gửi bình luận