1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Hành trình về thăm làng nghề đúc đồng truyền thống có lịch sử 900 năm

(Dân trí) - Đi qua thị trấn Lâm, về làng nghề Vạn Điểm bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những pho tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ - tượng Vua Hùng được đúc chạm tinh xảo, khéo léo và bày trí nghiêm trang tại các xưởng đúc đồng.

Tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ - tượng Vua Hùng: giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc

Truyền thuyết kể rằng khi xưa vị vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương Vương lấy Thần Long nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con khôn lớn, Lạc Long Quân nói: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, không thể ở lâu với nhau được” bèn chia 50 người con theo Âu Cơ lên núi, 50 người con còn lại theo Lạc Long Quân xuống biển. Người con cả nối ngôi hiệu là Hùng Vương lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, Phú Thọ.

Hành trình về thăm làng nghề đúc đồng truyền thống có lịch sử 900 năm - 1

Trải qua hơn một nghìn năm văn hiến, 18 đời vua Hùng ở nước ta lần lượt truyền nối ngôi nhau xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm gây dựng một quốc gia hùng mạnh. Để tưởng nhớ công ơn ấy, sau khi vị vua hùng đời thứ 18 mất đi, nhân dân ta lập ra đền thờ vua Hùng ở Việt Trì, Phú Thọ và lấy ngày 10/3 (Âm lịch) hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương.

Ở nhiều nơi, bên cạnh việc lập ra các đền thờ người dân còn tạo ra những mẫu tượng được chạm khắc tinh xảo bằng gỗ, bằng đất nung, bằng đồng… nhằm nhắc nhở con cháu các đời sau. Trong đó, tượng bằng đồng được đánh giá cao hơn cả về tính thẩm mỹ, độ bền và giá trị nhân văn sâu sắc.

Làng nghề Vạn Điểm: Cái nôi của nghề đúc đồng truyền thống

Nằm ở trung tâm thị trấn Lâm, Ý Yên, Nam Định, Vạn Điểm được biết đến như một tên gọi thân thương, quen thuộc mỗi khi ai đó nhắc đến truyền thống đúc đồng có lịch sử hơn 900 năm của dân tộc.

Hành trình về thăm làng nghề đúc đồng truyền thống có lịch sử 900 năm - 2

Những sản phẩm đồ đồng tại đây không chỉ được đúc tinh tế, tỉ mỉ bởi bàn tay của những người nghệ nhân tài hoa, giàu kinh nghiệm mà còn đặc biệt bởi phương pháp thủ công truyền thống. Điều đó tạo nên sự khác biệt lớn khi mà hiện nay, ở nhiều nơi nghề đúc đồng thủ công đã bị mai một.

Ngày nay, nhiều người đến với Vạn Điểm không chỉ để chiêm ngưỡng những pho tượng phật bằng đồng nức tiếng cả nước như tượng Thánh Gióng, tượng Trần Hưng Đạo, tượng Nguyễn Trãi, tượng Hồ Chính Minh… mà còn để học hỏi kinh nghiệm đúc đồng.

Đặc biệt, vào những dịp lễ tết như ngày Giỗ tổ Hùng Vương, làng Vạn Điểm thường đón tiếp rất nhiều đoàn khách tới tham quan và đặt mua tượng Lạc Long Quân – Âu Cơ – tượng Vua Hùng để làm quà công đức vào các đình, chùa nơi mình sinh sống.

Với họ hành động này là cách để bày tỏ lòng biết ơn, cũng là cách để giáo dục con cháu đời sau không bao giờ được quên đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đã tồn tại hàng nghìn năm của dân tộc.

Nghệ nhân Dương Bá Cường - người đã có kinh nghiệm gần 20 năm ở làng Vạn Điểm cho biết: “Nghề đúc đồng không chỉ đơn thuần là làm theo quy trình sẵn có mà còn phải thổi vào từng sản phẩm nét văn hóa truyền thống. Để đúc được một bức tượng đảm bảo giá trị thẩm mỹ cao và truyền tải được thần thái tự nhiên nhất, người thợ cần phải coi đó như đứa con của mình. Họ phải yêu thương và đặt toàn bộ chữ “Tâm” cho nó. Có như vậy mới khiến người đời nhìn vào một lần mà nhớ mãi không quên.”

Đi dọc các xưởng nghề đúc đồng tại Vạn Điểm, dừng chân tại xưởng đúc đồng Tâm Phát, tôi được chứng kiến nỗi vất vả của người thợ đúc đồng nơi đây. Bất kể thời tiết nóng hay lạnh, khi đã bên cạnh lò lửa cháy hừng hực là họ không được một phút lơ là.

Người thợ đúc đồng phải làm việc trong mọi điều kiện thời tiết
Người thợ đúc đồng phải làm việc trong mọi điều kiện thời tiết

Người thợ phải chú ý chính xác đến từng giây, nhất là khi đồng được đun chảy để đổ vào khuôn. Nếu bị ngắt nhịp chỉ trong tích tắc, lớp này sẽ không kết dính với lớp kia như vậy toàn bộ quá trình sẽ bị gián đoạn. Sản phẩm cũng vì thế mà không được đánh giá cao, không thể hiện được toàn bộ ý đồ muốn truyền tải của người nghệ nhân.

Đúng như tên gọi Tâm Phát – đúc đồng xuất phát từ chữ “Tâm”, các sản phẩm đồ đồng Tâm Phát trước khi đến tay người tiêu dùng đều phải trải qua quá trình đúc đồng gồm 5 bước.

Bước thứ nhất là tạo mẫu, bước thứ hai là tạo khuôn, bước thứ ba là nấu chảy nguyên liệu, bước thứ tư là rót khuôn và bước cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm.

Mỗi một bước, một công đoạn đúc tượng dù là nhỏ nhất như chọn đất sét để tạo mẫu sau đó tạo khuôn, rót đồng vào khuôn đã tạo… cho tới bước cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm đều phải được kiểm tra kỹ càng và tuân theo quy tắc nghiêm ngặt đã có.

Nếu bạn có dịp về thăm làng nghề Vạn Điểm, hãy ghé qua xưởng đúc đồng Tâm Phát để thấy được sự tận tâm, tận tình của người nghệ nhân nơi đây. Hãy bắt đầu một trải nghiệm mới để “thấu” hơn, “cảm” hơn những giá trị tinh thần to lớn mà mỗi nghệ nhân đúc đồng làng Vạn Điểm gây dựng.

Bạn đọc quan tâm tới các sản phẩm đồng mỹ nghệ cao cấp hãy liên hệ theo địa chỉ Đồng mỹ nghệ Tâm Phát, Website: dodongtamphat.com, Hotline: 0965.227.999 – 024.39.460.999.