Hà Nội những năm 80 thế kỷ trước trong ống kính một người Anh

(Dân trí)- Như có một sức hút kì lạ, Hà Nội những năm đầu thập kỉ 80 đã trở thành "mảnh đất hóa tâm hồn" với nhà ngoại giao John Ramsden. Ông tìm thấy những nét đẹp rất riêng của thủ đô trong 1.800 bức ảnh đen trắng.

Là một người ngoại quốc, lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội năm 1980 trong vai trò là Phó đại sứ của Đại sứ quán Vương quốc Anh, John Ramsden đã thực sự bị mê hoặc bởi cảnh quan và con người nơi đây. Lúc đó Hà Nội vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài, chưa có đủ thời gian để thay da đổi thịt nhưng chính sự mộc mạc trong lối sống của người dân Việt Nam đã khiến ông không thể dời mắt.

John Ramsden tác giả của 1.800 bức ảnh về Hà Nội thời bao cấp.
John Ramsden tác giả của 1.800 bức ảnh về Hà Nội thời bao cấp.

Trong suốt 3 năm công tác tại Hà Nội, John Ramsden thường thả bộ hay đạp xe đến các làng ngoại thành để ngắm nhìn và chụp lại những bức hình về cảnh vật và sinh hoạt của người dân. Một góc tường ở Đền Bạch Mã phía Phố Hàng Giày loang lổ; một góc phố Tạ Hiện với các cửa hàng đều có biển “đặc sản” nhưng không có thương hiệu vì e ngại bị coi là làm ăn lớn hay hình ảnh những đứa trẻ chơi bập bênh bên ngoài nhà tù Hỏa Lò... Tất cả đều được ông ghi lại dưới ống kính của mình bằng niềm say mê thật sự.

Ông Antony Stokes- Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông 
Ông Antony Stokes- Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông John Ramsden, bà Nguyễn Phương Hòa - Cục phó cục hợp tác quốc tế (từ trái sang) cắt băng khai mạc triển lãm. 

Trở về nước sau 3 năm công tác tại Hà Nội, John Ramsden mang theo cả một kí ức dày đặc về Hà Nội trong 1.800 bức ảnh mà ông chụp được. Năm 2010, ông có tổ chức một cuộc triển lãm nhỏ ở Bảo tàng nghệ thuật châu Á tại Bath đánh dấu kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và nhận được sự phản hồi tích cực. Như một sự khích lệ, vào tháng 4/2013 ông tiếp tục thành công ở một triển lãm tại Luân Đôn, nước Anh mang tên "Hanoi: Spirit of Place" được đồng tổ chức bởi VietPro, là hội người Việt trẻ đang sống và làm việc tại Anh, và KREU, một nhóm các kiến trúc sư và thiết kế đồ họa người Việt ở Luân Đôn.

Triễn lãm thu hút đông đảo người đến xem trong ngày đầu mở cửa.
Triễn lãm thu hút đông đảo người đến xem trong ngày đầu mở cửa.

"Hanoi: Spirit of Place" đã khuấy động được sự quan tâm của số đông cộng đồng người Việt và du học sinh Việt Nam tại đây. Những hình ảnh của ông đã gây xúc động cho nhiều khách đến xem, trong đó có đại sứ Việt Nam tại Anh Vũ Quang Minh và nghệ sĩ piano Bích Trà, là những người đã có tuổi thơ lớn lên ở Hà Nội vào những năm đầu thập niên 80 ấy. Một số ảnh trong triễn lãm này còn được trưng bày ở những Ngày hội Văn Hóa Việt Nam ở Copenhagen, Đan Mạch và Luân Đôn trong mùa hè vừa qua.

Triễn lãm thu hút đông đảo người đến xem trong ngày đầu mở cửa.
Hình ảnh chiếc xe đạp Thống Nhất - phương tiện đi lại chủ yếu của các gia đình Hà Nội bấy giờ được John Ramsden chụp lại.

Triển lãm ảnh “John Ramsden và Hà Nội – Mảnh đất hóa tâm hồn” được diễn ra từ ngày 19/10 đến hết ngày 26/10 tại Nhà Triển Lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội như một món quà ông muốn dành tặng cho Hà Nội, cho con người Việt Nam nhân dịp kỉ niệm 40 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Anh Quốc. 

Cảnh người đi xem hội .
Cảnh người đi xem hội .

1.800 bức ảnh đen trắng đã vẽ lên đầy đủ cuộc sống vất vả, chân thực, bình dị nhưng toát lên vẻ đẹp của tình yêu và sự khao khát vươn lên của người Hà Nội thời bao cấp. Trong ngày đầu mở cửa, triển lãm đã thu hút đông đảo mọi người đến xem, đặc biệt là những người đã từng sống trong thời gian đó. Hà Nội ngày nay đã thay da đổi thịt, nhưng những kí ức về từng con phố, về những hoạt động của con người thời đó như vẫn nguyên vẹn khi xem ảnh John Ramsden.

Hình ảnh đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc cách đây 30 năm trước.
Hình ảnh đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc cách đây 30 năm trước.

Chia sẻ về cảm xúc của mình, John Ramsden cho hay: “Đây là lần trở lại Hà Nội đầu tiên của tôi sau 30 năm và tôi vô cùng kinh ngạc bởi sự thay đổi nhanh chóng của Hà Nội. Mọi thứ đã khác xưa rất nhiều nhưng vẫn có sự hấp dẫn riêng và những bức ảnh mà tôi đã chụp trước đây tôi muốn tặng nó cho người Hà Nội để biết được kí ức của mảnh đất này đã diễn ra như thế nào. Với tôi những ngày sống và làm việc ở Hà Nội là những ngày tháng trải nghiệm tuyệt vời mà tôi không bao giờ quên”.

Một số hình ảnh khác của triển lãm

Thời bao cấp, mọi người xếp hàng chờ mua rau quả.
Thời bao cấp, mọi người xếp hàng chờ mua rau quả.
Chợ Đồng Xuân thời đó vẫn đủ 5 nhịp mái, cửa chợ và ga tàu nên rất đông đúc.
Chợ Đồng Xuân thời đó vẫn đủ 5 nhịp mái, cửa chợ và ga tàu nên rất đông đúc.
Phố Tô Lịch nổi tiếng với nghề tiện gỗ.
Phố Tô Lịch nổi tiếng với nghề tiện gỗ.
Hình ảnh những công nhân xay gạo đường Đào Duy Từ.
Hình ảnh những công nhân xay gạo đường Đào Duy Từ.
Hà Nội xưa những ngày mất nước nên các gia đình phải xếp thùng lấy nước ở nơi công cộng.
Hà Nội xưa những ngày mất nước nên các gia đình phải xếp thùng lấy nước ở nơi công cộng.
Bức tranh cổ động được chụp năm 1981.
Bức tranh cổ động được chụp năm 1981.
Góc chợ Hà Nội xưa.

Góc chợ Hà Nội xưa.
Góc chợ Hà Nội xưa.


Phạm Oanh