Gói cả Sài Gòn vào một… quyển sách

(Dân trí) - Một nhóm các bạn trẻ đang học chuyên ngành Thiết kế đồ họa tại trường ĐH Văn Lang đã cho ra đời một sản phẩm sách giới thiệu hình ảnh TPHCM. Sách có tên Sài Gòn Phố và thực hiện theo hình thức Pop-up, một dạng 3D thực.

Gói cả Sài Gòn vào một quyển sách

 

 

Sách Pop-up không phải là một sản phẩm mới lạ, nhưng ứng dụng vào việc quảng bá hình ảnh TPHCM là một kiểu rất riêng của các bạn. Nói cách khác, sách Sài Gòn Phố là một sản phẩm ứng dụng cao dành cho du lịch.
Sách Pop-up không phải là một sản phẩm mới lạ, nhưng ứng dụng vào việc quảng bá hình ảnh TPHCM là một kiểu rất riêng của các bạn. Nói cách khác, sách Sài Gòn Phố là một sản phẩm ứng dụng cao dành cho du lịch.
Khi PV Dân trí gặp các bạn trong nhóm tác giả tại một quán cà phê thì vô cùng bất ngờ khi công việc này có thể mang ra tận đây để làm.
Khi PV Dân trí gặp các bạn trong nhóm tác giả tại một quán cà phê thì vô cùng bất ngờ khi công việc này có thể mang ra tận đây để làm.
Theo bạn Đặng Hoài Vũ (1993, quê Bình Thuận), mỗi trang sách có kỹ thuật gấp riêng, không trang nào giống trang nào. Mỗi một trang sẽ chứa đựng một phối cảnh, khi mở trang sách, phối cảnh đó từ từ dựng lên.
Theo bạn Đặng Hoài Vũ (1993, quê Bình Thuận), mỗi trang sách có kỹ thuật gấp riêng, không trang nào giống trang nào. Mỗi một trang sẽ chứa đựng một phối cảnh, khi mở trang sách, phối cảnh đó từ từ dựng lên.
Trong một số phối cảnh như: Nhà thờ Đức Bà, Cầu Mống, chợ Bến Thành… còn có một số icon di động như xe buýt, xe con, ca-nô di chuyển được làm cho mỗi trang sách sinh động và “lạ” hơn.
Trong một số phối cảnh như: Nhà thờ Đức Bà, Cầu Mống, chợ Bến Thành… còn có một số icon di động như xe buýt, xe con, ca-nô di chuyển được làm cho mỗi trang sách sinh động và “lạ” hơn.
Một số trang như Cầu Bình Lợi, nhà thờ Tân Định thì bảng thông tin được xếp theo hình zic-zắc và có thể kéo ra hay xếp vào.
Một số trang như Cầu Bình Lợi, nhà thờ Tân Định thì bảng thông tin được xếp theo hình zic-zắc và có thể kéo ra hay xếp vào.
Bạn Nguyễn Vũ Tuấn Phát (1993, quê Bình Thuận) cho biết có 3 khó khăn lớn nhất khi nhóm bắt tay thực hiện. Đầu tiên chính là kỹ thuật gấp, phải gấp làm sao cho hình ảnh sống động, không gây cảm giác nhàm chán cho người xem. Thứ hai là nghiên cứu đặc điểm từng công trình để minh họa. Cuối cùng là giấy và mực in, làm sao để giấy dựng lên phối cảnh vững chắc và mực in không phai mờ, lem luốc.
Bạn Nguyễn Vũ Tuấn Phát (1993, quê Bình Thuận) cho biết có 3 khó khăn lớn nhất khi nhóm bắt tay thực hiện. Đầu tiên chính là kỹ thuật gấp, phải gấp làm sao cho hình ảnh sống động, không gây cảm giác nhàm chán cho người xem. Thứ hai là nghiên cứu đặc điểm từng công trình để minh họa. Cuối cùng là giấy và mực in, làm sao để giấy dựng lên phối cảnh vững chắc và mực in không phai mờ, lem luốc.
Bạn Phan Thị Bích Thảo (1993, quê Khánh Hòa) cho biết: “Ý tưởng được dựa trên sự ấn tượng của các bạn về vùng đất Sài Gòn. 4 thành viên không ai là người sinh ra tại vùng đất này nhưng lại gặp nhau và cùng sinh sống, học tập. Với những người chưa được biết Sài Gòn thì đây như một thước phim sinh động tạo nguồn cảm hứng cho những ai chưa đến Sài Gòn. Có thể nói, đây như một món quà trả ơn cho vùng đất đã giúp các bạn trưởng thành.”
Bạn Phan Thị Bích Thảo (1993, quê Khánh Hòa) cho biết: “Ý tưởng được dựa trên sự ấn tượng của các bạn về vùng đất Sài Gòn. 4 thành viên không ai là người sinh ra tại vùng đất này nhưng lại gặp nhau và cùng sinh sống, học tập. Với những người chưa được biết Sài Gòn thì đây như một thước phim sinh động tạo nguồn cảm hứng cho những ai chưa đến Sài Gòn. Có thể nói, đây như một món quà trả ơn cho vùng đất đã giúp các bạn trưởng thành.”
Gói cả Sài Gòn vào một… quyển sách - 8
Một số trang sách
Một số trang sách

Phạm Nguyễn