Tác phẩm mới:
Gã Tép Riu - toàn những nghịch lý… thuận
(Dân trí) - Vì sao một gã cuối cán đầu binh lại có trí tuệ độc lập, đầy cá tính, chịu vắt óc suy nghĩ và đã nghĩ là nghĩ đến cùng kỳ lí lại nhìn được bốn phương tám hướng, trông thấy mọi việc trên toàn cầu?
Tự nhận là Gã Tép Riu nhưng thật sự là con tôm hùm, con cá kình quẫy động, gây sóng gió trong vùng thủy sinh anh sống. Là trí thức có trách nhiệm, có bản lĩnh, có nhân cách, có lí tưởng - một nhân vật văn hóa độc đáo, hơn chán vạn kẻ mũ cao áo dài như dẻ cùi tốt mã dài đuôi như nhà văn Ma Văn Kháng đánh giá.
Vì sao gã lấy một cô cave, bỏ vợ một bà thứ trưởng? Gã trả lời tòa: Vì một người từng bán trôn nuôi miệng, còn một người đang bán miệng nuôi trôn, nên bị vợ đá hộc máu mồm trước bàn dân thiên hạ.
Tập 2 là một loạt nghịch lí… thuận khác:
Lấy gã, cô cave thành cô nuôi dạy trẻ giỏi, bước đầu hé lộ một năng lực văn chương. Còn bà thứ trưởng chạy theo danh vọng hão huyền nên mất cả người tình bộ trưởng và mất hết chỗ đứng trong lòng mọi người. Có chuyện đó bởi nghịch lí… thuận này: Đằng sau sự thành đạt của người đàn ông có bóng dáng một người phụ nữ. Còn đằng sau sau thành đạt của người đàn bà hãnh tiến có bóng dáng của... nhiều người đàn ông.
Và nghịch lí… thuận này nữa: Mười năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu. Mười lần cơ cấu không bằn một lần… giao cấu.
Trong Lửa đắng (giải 3 cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 2 Hội Nhà văn VN) Nguyễn Bắc Sơn đã viết: Không gì vô tổ chức bằng công tác tổ chức của cơ quan này. Nhưng lần này ông dựng cả một chương đấu lí có tên: “Tổ chức rất… có tổ chức” để người đàn bà hãnh tiến vẫn yên vị ghế cũ cho đúng luật đời
Nhà giáo Kiều Sinh