Đọc thơ là tìm đến sự tử tế, lương thiện

(Dân trí)– Làm thế nào để thơ ca lấy lại được vị thế của mình giữa cuộc sống đương đại?

Nhà thơ Nguyễn Hữu Hà và Hoàng Khôi có cùng chung ý kiến khi cho rằng, muốn kéo khán giả đến với thơ, trước hết bài thơ đó phải hay và có sức thuyết phục. Vậy thế nào là 1 bài thơ hay, thơ hay là phải đi vào lòng người đọc, gây được ấn tượng và khi đọc xong còn day dứt. các nhà thơ cho rằng, thơ phải dễ cảm và hiểu, không mơ hồ… Nhà thơ Hoàng Cầm có chia sẻ: Thơ chính là 1 sân chơi thanh cao, thơ là tình yêu nhân loại và con người. Thơ gắn với vận mệnh đất nước và thời cuộc. Tuổi trẻ cần phải kiên trì hoạt động với tình yêu của mình.

Theo nhà thơ Nguyễn Hữu Hà là thành viên BTC năm nay, cho biết thêm, tìm hiểu về thơ là tìm đến sự tử tế và lương thiện, văn học có sứ mệnh hun đúc, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng, hoàn thiện đời sống tâm hồn thanh tao hơn. Trước những cám dỗ của cuả cuộc sống, bồi dưỡng nhân cách của con người là vô cùng cần thiết, nên hướng con người, nhất là thế hệ trẻ đến với sự thanh tao trong tâm hồn, thơ ca đến với giới trẻ không cần quá cầu kì, hoa mỹ. Trách nhiệm của những nhà thơ trong xã hội hiện nay phải tiệm cận quy luật xã hội thị trường làm sao để có thể quảng bá, giới thiệu thơ đến đông đảo công chúng.

Hạn chế trong việc của việc quảng bá thơ là 1 thách thức không nhỏ đến với việc tiếp cận thơ của độc giả, thơ VN thức sự vẫn đang “loay hoay” đi tìm 1 chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả trẻ. Đến với thơ, độc giả có thể đến với cuộc sống tâm hồ phong phú vì thơ biểu hiện bằng tiếng mẹ đẻ cho công chúng, qua đó hướng đến nét đẹp nhân văn trong con người của mỗi người trẻ, trước sự cám dỗ của không ít những cám dỗ của xã hội còn quá xô bồ hiện nay.
 
Thơ trẻ làm thế nào để có chỗ đứng?
Thơ trẻ làm thế nào để có chỗ đứng?

Cũng trong ngày thơ VN năm nay, rất nhiều nhà thơ trẻ có mặt tại Ngày thơ Việt Nam , để lôi cuốn những công chúng yêu thơ, nhất là công chúng trẻ không đơn giản. Khán giả đến đây không chỉ đọc những poster về tác giả, về thơ mà họ cần không khí thơ, trẻ và sôi động. Do vậy, cần chọn lựa kỹ lưỡng nhà thơ nào đại diện cho đời sống thi ca nước mình trong thời đại mới để có được những tác phẩm xứng đáng được vang lên. Thơ không phải món ăn quá xa lạ, vấn đề là thơ có hay không, có gần gũi với độc giả hay không, các nhà thơ có nói đúng tâm tư, tình cảm, xu hướng của thời đại họ không. Đó là điều quan trọng và thách thức với nhà thơ trẻ.

Với mong muốn tạo sân chơi cho giới trẻ, để tạo nên những đặc sắc của sân chơi này, Ban tổ chức mời những cây bút trẻ có triển vọng hiện nay làm nòng cốt, lựa chọn những tiết mục đặc sắc của sinh viên các trường để trình diễn. Ngày thơ năm nay đã tạo nên 1 không gian, 1 sân chơi bổ ích và lý thú về thơ cho khán giả đến thưởng thức, tại sân thơ trẻ, các tiết mục mang lại niềm vui và hứng khởi cho chương trình phải kể đến sự kết hợp trình diễn của 9 nhà thơ trẻ như: Nguyễn Thụy Anh, Nguyễn Quang Hưng… với sự biên đao của nhà thơ Phan Huyền Thư, đã mang lại những bài thơ đầy xúc cảm và giàu hình ảnh.

H. Anh, sinh viên trường đại học Văn hóa chia sẻ: “Tôi rất vui khi được có mặt ở đây để thưởng thức những tác phẩm thơ hay, thơ VN thực sự rất giàu ý nghĩa và việc các bạn trẻ sáng tác và thể hiện thơ mới lạ và hấp dẫn như thế này, thì thơ thực sự là một món ăn tinh thần khó thể thiếu trong lòng độc giả, tuy không mới nhưng lạ này. Hy vọng, những người làm thơ và những người có trách nhiệm với thơ ca VN sẽ tìm ra những bước đi mới để thơ VN có thể gần gũi với độc giả hơn”.

Chủ tịch câu lạc bộ thơ Việt Nam, ông Bành Thông cho biết: “Tôi thích nhất sân thơ trẻ bởi ở đây các em trình diễn thơ là chính chứ không phải biểu diễn văn nghệ, nhiều tiết mục ở sân thơ này phong phú. Các câu lạc bộ thơ năm nay mới chính thức được tham gia cũng mang đến sắc thái mới cho ngày thơ. Biểu diễn thơ trên nền nhạc và múa là những tiết mục cần phải được phát huy hơn nữa thì thơ mới có sức sống lâu bền trong lòng công chúng”.

Thiên Lam