Điểm qua 16 bộ sưu tập dệt may đặc sắc trên chất liệu truyền thống ASEAN
(Dân trí) - Vào 20h tối nay (29/4) tại Quảng trường trước trường Quốc Học, TP Huế sẽ diễn ra chương trình biểu diễn trang phục Dệt may trên chất liệu truyền thống các nước ASEAN chủ đề “Hội tụ bản sắc châu Á”.
Chương trình có sự góp mặt của 16 nhà tạo mẫu gồm: Edwin Ao (Philippines), Sakchira Wiengkao (Thái Lan), Milo Migliavacca (Indonesia), Mohom Loikhamleng (Myanmar), Eric Choong (Malaysia), Xuân Hảo, Quang Huy, Duy Nguyễn, Vũ Việt Hà, Chula, Vũ Trần Đức Hải, Hà Duy, Viết Bảo, Khánh Shyna, Hữu LaLa, Minh Hạnh (Việt Nam).
Những bộ sưu tập đặc sắc và tiêu biểu được thiết kế trên chất liệu vải truyền thống của mỗi nước. Đặc biệt các nhà thiết kế Việt Nam phần lớn sử dụng chất liệu Zèng của dân tộc Tà Ôi, Thổ cẩm của dân tộc H’Rê, dân tộc H’Mông, Lụa tơ tằm, Đũi…
Cùng PV điểm qua hình ảnh 16 bộ sưu tập (BST) ấn tượng của 16 nhà tạo mẫu (NTM):
BST của NTM Eric Choong, một trong những nhà thiết kế hàng đầu Malaysia, là tên tuổi được đề cập và xuất hiện tại các sự kiện thời trang quốc tế nổi bật với hơn 25 năm kinh nghiệmBST của NTM Mo Hom, người sáng lập và Giám đốc điều hành nhãn hàng trang phục cao cấp tại SoHo-New YorkBST của NTM Milo, người đặt nền móng cho ngành công nghiệp thời trang vốn chưa từng phát triển tại Indonesia và là nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp của thành phố Milan (Ý)BST của NTM Sakchira với 28 năm kinh nghiệm trong ngành dệt và thời trang, được Học viện Kỹ thuật Ladkrabang (do vua Mongkut sáng lập) mời làm giảng viên đặc biệt của khoa thiết kế dệtBST của NTM ChuLa (xuất thân từ Tây Ban Nha, sống tại Việt Nam) sử dụng chất liệu dệt thổ cẩm Zèng của dân tộc Tà Ôi (A Lưới, Thừa Thiên Huế) kết hợp với cotton thông thường để tạo ra những mẫu thiết kế độc đáo, tinh tếBST của NTM Viết Bảo (Huế) đưa chất liệu thời trang vải thổ cẩm có hoa văn bằng hạt cườm của dân tộc Tà Ôi, K'Tu vào các thiết kế thời trang ứng dụng, tạo nên tính độc bản cho sản phẩm, đồng thời góp phần mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tại Huế. Viết Bảo từng tham gia các chương trình "Lễ hội áo dài" tại Festival Huế từ năm 2008 đến nay, tham gia chương trình "Áo Dài của Chúng Ta 2015", "Festival Áo Dài Hà Nội 2016"BST của NTM Vũ Trần Đức Hải mang tên "Cung bậc Vùng Cao" lấy cảm hứng từ những mảng khối trên những thửa ruộng bậc thang và chất liệu thô như đũi, Tafta và đặc biệt là họa tiết, thổ cẩm của người H'Mông tại miền BắcBST của NTM Hà Duy, người đạt giải Á quân cuộc thi "Ngôi sao thiết kế 2013". BST được thiết kế hiện đại kết hợp với chất liệu thổ cẩm, lấy ý tưởng từ trang phục truyền thống dân tộc Thái tại Sơn La. Chất liệu vải được dệt bằng tay với sợi cây gai và khung cửi gỗBST của NTM Hữu Là La, khởi nghiệp thời trang từ năm 2013 nhưng đã gây ấn tượng mạnh với giới mộ điệu. BST mang tinh thần tươi vui của những phụ nữ người H'Mông với những tấm vải đay, những hoa văn thổ cẩm màu sắc nổi bật được làm bằng tay tỉ mẩnBST của NTM Vũ Việt Hà, từng đạt giải Murase trong cuộc thi Việt Nam Collection Grand Prix 2004. BST của anh là sự giao thoa và di chuyển giữa không gian và thiên nhiên, giữa con người và con người, giữa các nền văn hóa và các dân tộc với sự kết hợp các chất liệu thổ cẩm dân tộc H'Mông với ren lưới trongBST của NTK Xuân Hảo dùng chất liệu vải dệt Zèng A Lưới. Những mảng cườm với hoa văn hình học, kỷ hà được dệt trực tiếp vào sợi vải. Với kiểu dáng đơn giản, hiện đại, bụi bặm trên nền chất liệu kaki, linen, dạ... đi kèm với phụ kiện là balo, túi xách da bò làm bằng tay mang tính ứng dụng cao, Xuân Hảo muốn góp phần đưa dệt Zèng đến gần hơn với thời trang và cuộc sống hàng ngày, điều này rất quan trọng cho việc duy trì và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm của người dân huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên HuếBST của NTM Khánh Shyna (Huế), trên chất liệu truyền thống của dệt Zèng (A Lưới) trên tinh thần sáng tạo của việc xử lý chất liệu, biến tấu những chất liệu truyền thống màu đen trở thành những gam màu sáng nhẹ nhàng và tinh tế, từ đó tạo nên những mẫu váy cưới sang trọng và tinh xảoBST của NTM Quang Huy từng đạt nhiều giải thưởng ở cuộc thi thời trang từ năm 2004, từng tham gia Lễ hội Áo dài Festival Huế và các Tuần lễ thời trang Việt Nam nhiều năm. Tại Festival Nghề truyền thống Huế 2017 anh tham gia 2 BST: BST Áo dài với tác phẩm hội họa và BST lấy cảm hứng từ những bức tranh đầy sắc màu, cùng vẻ dáng muôn hình của những thửa ruộng bậc thang các đồng bào dân tộc Tây Bắc qua chất liệu thổ cẩm người H'MôngBST của NTM Duy Nguyễn, một trong những nhà thiết kế thành công từ khi rất trẻ, sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang mang thương hiệu DUY NGUYỄN ở các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bắc Ninh. Anh từng tham gia các Tuần lễ thời trang Việt Nam (Xuân Hè và Thu Đông) từ năm 2015 đến nay và Festival Áo dài Hà Nội năm 2016, lần đầu tiên đến Festival Nghề Huế, ngoài BST Áo dài với tác phẩm hội họa của HS Phan Thanh Bình, anh muốn tạo dấu ấn bằng những trang phục hiện đại kết hợp chất liệu thổ cẩm Làng Teng (ngôi làng của người H'Re thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) với tham vọng mang lại cái nhìn mới cho chất liệu dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc đang mai mộtBST của NTK Minh Hạnh. Với nhiều hoạt động liên tục về văn hóa và thời trang tại Việt Nam và các nước trên thế giới, những dấu ấn về Minh Hạnh chính là tạo ra được những giá trị mới của thời đại bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Việt NamMinh Hạnh đã khơi dòng cho những chất liệu quý của Việt Nam như Thổ cẩm, Lụa, Thêu, Dệt vải lanh đã làm sống lại những làng nghề truyền thống tưởng như đã bị lãng quên. Tiếp nối cho việc khơi dòng, Minh Hạnh tạo ra những khuynh hướng thời đại và những khuynh hướng này đã trở thành lifestyle cho việc phát triển thời trang Việt Nam. Bà cũng là người khám phá được đội ngữ các nhà thiết kế trẻ tài năng của Việt Nam và đã tạo nên nhiều cơ hội cho các nhà thiết kế trẻ vươn mình ra với thế giớiMinh Hạnh đã có rất nhiều giải thưởng trong và ngoài nước sau nhiều năm cống hiến trọn vẹn cho sự phát triển của văn hóa và thời trang Việt Nam. Điều ghi nhận về bà như là sự nối kết giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa và thời trang, giữa sự sáng tạo và tính hiện thực của cuộc sống. Lần này, Minh Hạnh giới thiệu BST trên chất liệu vải thổ cẩm dệt cườm của dân tộc H'Re (Ba Tơ, Quảng Ngãi) và Lụa Đũi Nam Cao (Thái Bình) - ảnh: BTC Festival Nghề truyền thống Huế 2017 cung cấp