Đà Nẵng:

Đề nghị xếp hạng di tích di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc

(Dân trí) - Với những phát hiện mới mẻ và độc đáo tại di chỉ khảo cổ học vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng), các nhà khảo cổ học đã đề nghị xếp hạng di tích cấp thành phố, tiếp tới lập hồ sơ đề nghị xếp hạng cấp quốc gia cho di chỉ này.


Các nhà khảo cổ tìm thấy các hiện vật có giá trị, xác định di chỉ vườn đình Khuê Bắc là di chỉ hiếm hoi có tầng văn hóa còn nguyên vẹn, chứa các dấu tích văn hóa của cư dân Tiền Sa Huỳnh

Các nhà khảo cổ tìm thấy các hiện vật có giá trị, xác định di chỉ vườn đình Khuê Bắc là di chỉ hiếm hoi có tầng văn hóa còn nguyên vẹn, chứa các dấu tích văn hóa của cư dân Tiền Sa Huỳnh

Đợt khảo cổ thứ 3 năm 2017 tại di chỉ vườn đình Khuê Bắc do Viện Khảo cổ học và Trung tâm Quản lý di sản TP. Đà Nẵng phối hợp thực hiện theo quyết định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Theo đó, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật, thám sát di chỉ trên diện tích 50 m² tại di chỉ. Qua đó, phát hiện nhiều di vật có giá trị bao gồm các công cụ đá (rìu, bàn mài, hòn kê, hòn đập), đá nguyên liệu (màu trắng đục, vàng trắng, hoặc nâu xám, xanh xám), đá nguyên liệu chế tác đồ trang sức (màu nâu đỏ, nâu đen, nâu đỏ đen), và một số lượng lớn các hiện vật gốm có niên đại cách đây từ 3.000 - 3.500 năm.


Các di vật được tìm thấy trong đợt khai quật thứ 3- năm 2017 ở vườn đình Khuê Bắc.

Các di vật được tìm thấy trong đợt khai quật thứ 3- năm 2017 ở vườn đình Khuê Bắc.

Đáng kể trong đợt khai quật lần này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy các bộ công cụ sản xuất có tính đa chức năng như các công cụ bằng đá vừa là hòn đập, vừa là hòn kê; các công cụ mài vòng trang sức mới tìm thấy trong năm 2017 này. Đối với các hiện vật bằng gốm, cùng với các mảnh gốm có hoa văn vặn thừng phổ biến, đã tìm thấy các mảnh gốm có hoa văn khác, phong phú hơn như hoa văn chấm, hoa văn khác vạch thể hiện thẩm mỹ của cư dân thời kỳ Tiền Sa Huỳnh.


Hiện vật gốm có hoa văn khác vạch thể hiện thẩm mỹ của cư dân Tiền Sa Huỳnh cách đây 3.000 - 3.500 năm

Hiện vật gốm có hoa văn khác vạch thể hiện thẩm mỹ của cư dân Tiền Sa Huỳnh cách đây 3.000 - 3.500 năm


Bộ bàn mài trang sức mới được phát hiện trong đợt khai quật năm 2017. Công cụ đá này chỉ được tìm thấy hai lần vào năm 2001 và năm 2017 này.

Bộ bàn mài trang sức mới được phát hiện trong đợt khai quật năm 2017. Công cụ đá này chỉ được tìm thấy hai lần vào năm 2001 và năm 2017 này.


Các công cụ đá cho thấy tính đa chức năng, vừa là hòn đập, vừa là hòn kê cho thấy kỹ thuật chế tác của cư dân Tiền Sa Huỳnh

Các công cụ đá cho thấy tính đa chức năng, vừa là hòn đập, vừa là hòn kê cho thấy kỹ thuật chế tác của cư dân Tiền Sa Huỳnh

Chia sẻ về những kết quả của đợt khảo cổ thứ 3 năm 2017 tại di chỉ vườn đình Khuê Bắc,TS. Phạm Văn Triệu - đại diện đoàn khảo cổ học đã tiến hành khai quật di chỉ - cho biết: Theo tư liệu khảo cổ học thì cho tới nay, trên dải đất miền Trung chỉ có 2 di chỉ khảo cổ học mà tầng văn hóa còn nguyên vẹn, chứa các dấu tích văn hóa của cư dân Tiền Sa Huỳnh; đó là di chỉ Bàu Trám I (ở Núi Thành, Quảng Nam) và di chỉ vườn đình Khuê Bắc (Đà Nẵng). Đây là địa chỉ đỏ trong việc nghiên cứu thời kỳ Tiền Sa Huỳnh. Với những kết quả đạt được, chúng tôi có đầy đủ cơ sở đề nghị thực hiện xếp hạng di tích cấp thành phố, tiến tới lập hồ sơ đề nghị xếp hạng cấp quốc gia cho di chỉ vườn đình Khuê Bắc

Đoàn khảo cổ cũng đặc biệt lưu ý để phục vụ việc làm dường đi phía trước đình Khuê Bắc, phần đất thuộc di chỉ đã bị cắt khoảng 400m², và sẽ bị phá hủy vĩnh viễn khi đường đi được hình thành. Do vậy, đề nghị trước khi thi công làm đường, cần thực hiện khai quật tổng thể, giải phóng mặt bằng về mặt văn hóa ở khu vực này.

Khánh Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm