Dấu mốc sự nghiệp đáng nhớ của "sao nhí" Mỹ vừa qua đời
(Dân trí) - Shirley Temple từng một thời là nữ diễn viên nhí được người Mỹ yêu thích nhất. Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt từng trấn an người dân Mỹ trước cuộc Đại Suy thoái rằng: “Chừng nào nước Mỹ còn Shirley Temple, chừng đó chúng ta sẽ ổn”.
Shirley Temple, từng một thời là nữ diễn viên nhí được người Mỹ yêu thích nhất, bà đã qua đời vì bệnh tuổi già tại nhà riêng ở bang California, thọ 85 tuổi.
Nữ diễn viên nhí Shirley Temple xuất hiện trong phim “Heidi” (1937).
Khuôn mặt và giọng nói của cô bé Shirley Temple ngày nhỏ từng in đậm trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả yêu điện ảnh tại Mỹ. Cô bé thường đảm nhận những vai diễn đáng yêu, không chỉ có tài diễn xuất mà còn có tài ca hát.
Shirley Temple khi đã trở thành thiếu nữ. Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, Temple đã đạt được nhiều thành công đáng mơ ước ngay từ khi còn là một cô bé. Sự nghiệp diễn viên của bà thành công nhất chính là khi còn nhỏ.
Mẹ của Shirley từng có ước mơ trở thành nghệ sĩ múa ba-lê, tuy vậy, vì bà quá cao nên không thể theo đuổi sự nghiệp này, khi sinh ra Shirley, bà muốn con gái sẽ tiếp nối ước mơ của mình.
Cô bé Shirley Temple mới 3 tuổi đã được cho học ở trường múa, cô bé nhanh chóng lọt vào mắt xanh nhiều công ty sản xuất phim và được giao nhiều vai diễn nhỏ.
Đến năm 1934, ở tuổi lên 6, Shirley Temple được đóng vai chính trong bộ phim “Bright Eyes”. Vai diễn này đã được đo ni đóng giày cho Temple. Chính nhờ bộ phim này, cô bé bỗng vụt sáng trở thành ngôi sao nhí được yêu thích nhất tại Mỹ thời bấy giờ.
Với mái tóc xoăn, khuôn mặt thiên thần, Shirley Temple đã khiến “Bright Eyes” trở thành bộ phim ăn khách nhất thập niên 1930.
Năm 1935, cô bé Temple được nhận tượng vàng “Tiểu Oscar” dành cho diễn viên nhí xuất sắc nhất với những đóng góp quan trọng cho nền công nghiệp điện ảnh. Khi được nhận tượng vàng, cô bé Temple mới 6 tuổi.
Shirley Temple chính là diễn viên nhí đầu tiên nhận được giải thưởng đặc biệt này. Có lẽ chính vì sự xuất hiện của Temple mà ủy ban trao giải Oscar đã thành lập thêm hạng mục này.
Cô bé Temple trong phim “The Little Colonel” (1935). Ở giai đoạn này, hãng phim 20th Century Fox đang đứng trước nguy cơ phá sản, chính những bộ phim có Temple diễn xuất đã giúp “cứu sống” cả hãng phim.
Shirley Temple chụp hình năm 1990 với cuốn tạp chí Life có in hình bà.
Nữ diễn viên trong phim “Bachelor and the Bobby Soxer”, xuất hiện bên cạnh nam diễn viên Cary Grant. Dù sau này khi đã trưởng thành, Temple vẫn tiếp tục tham gia đóng phim nhưng chủ yếu khán giả nhớ về cô với những vai diễn khi Temple còn là một đứa trẻ.
Khi bước vào lứa tuổi trung niên, Shirley Temple (váy đỏ) dần rời xa khỏi nền công nghiệp điện ảnh.
Trong những năm từ 1935-1938, cô bé Shirley Temple từng được xem là ngôi sao điện ảnh sinh lời nhất thế giới. Nam tài tử của “Cuốn theo chiều gió” Clark Gable thậm chí còn phải đứng thứ 2 sau Temple.
May mắn cho Shirley, cô bé luôn được mẹ theo sát để không rơi vào những cạm bẫy của thế giới giải trí. Bà luôn xuất hiện bên con mọi lúc mọi nơi, giám sát mọi việc chi tiêu, khi đó, nhu cầu của Shirley không nhiều nên dù kiếm bộn tiền nhưng mẹ cô bé chỉ trích ra 13 đô la/tháng để làm tiền tiêu vặt cho Shirley.
Những bộ phim mà Temple đóng hồi thập niên 1930 đã góp phần đem lại một sắc màu tươi sáng hơn cho đời sống tinh thần của người dân Mỹ, ngày nay, nhiều nhà phê bình đồng ý với quan điểm rằng Temple đã giúp người Mỹ vượt qua thời kỳ Đại Suy thoái lúc bấy giờ.
Cô bé chiếm được thiện cảm của người dân trên khắp nước Mỹ. Các bà mẹ Mỹ làm tóc, may quần áo cho con gái giống với Shirley Temple. Búp bê khi đó cũng được sản xuất sao cho giống với Shirley Temple.
Khi đó, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt từng trấn an người dân Mỹ rằng: “Chừng nào nước Mỹ còn Shirley Temple, chừng đó chúng ta sẽ ổn”.
Khi người dân Mỹ ngày càng trở nên bi quan trước cuộc Đại Suy thoái của nền kinh tế, Shirley Temple bất ngờ xuất hiện như một điều kỳ diệu, người ta chỉ cần bỏ ra 15 xu mua vé vào rạp và xem cô bé có khuôn mặt thiên thần cười nói, ca hát, diễn xuất… Thế là người ta tạm quên đi những lo toan.
Ngay cả Nữ hoàng Anh Elizabeth, khi đó còn là công chúa Elizabeth, cũng rất thần tượng cô bé Shirley Temple.
Sau này, khi trưởng thành, sự nghiệp diễn xuất của Temple không thành công như lúc nhỏ, không còn nhiều đạo diễn điện ảnh muốn giao vai diễn cho cô.
Shirley Temple - một huyền thoại của điện ảnh Mỹ thập niên 1930 - đã qua đời ở tuổi 85.
Shirley Temple từng một thời là ngôi sao điện ảnh có thu nhập cao nhất Hollywood.
Shirley Temple ở tuổi 21. Dù là một ngôi sao nhí nổi tiếng nhưng cô không thể trở thành một diễn viên điện ảnh thành công khi đã ở tuổi trưởng thành. Ở tuổi 22, Shirley quyết định rời xa màn ảnh. Tuy vậy, tính cho tới lúc này, cô đã xuất hiện trong 43 bộ phim điện ảnh.
Shirley Temple cùng chồng xuất hiện tại lễ trao giải Oscar năm 1998. Họ đã ở bên nhau hơn nửa thế kỷ.
Cô bé Shirley Temple, 7 tuổi, cùng với cha mẹ ở bên, ký vào bản hợp đồng với công ty điện ảnh 20th Century Fox.
Shirley Temple trong một “buổi hẹn hò”, bức hình hài hước được thực hiện năm 1934.
Đầu thập niên 1960, Temple bắt đầu tìm thấy niềm hứng thú với sự nghiệp chính trị, bà trở lại là nhân vật gây sự chú ý của dư luận. Ở thập niên 1970, bà từng là Đại sứ Mỹ tại Ghana. Đến đầu thập niên 1990, bà là Đại sứ Mỹ tại Tiệp Khắc.
Hình ảnh của một nữ chính trị gia thuộc Đảng Cộng hòa.
Temple từng nói rằng: “Chính trị gia cũng chỉ là những diễn viên mà thôi. Nếu bạn thân thiện và dễ mến, bạn sẽ làm chính trị tốt”.
Dù sự nghiệp diễn xuất của bà khá ngắn ngủi nhưng Viện Phim Mỹ vẫn đưa bà vào danh sách 50 huyền thoại của điện ảnh Mỹ.
Trong sự nghiệp chính trị gia của mình, Shirley đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên có sự nghiệp thành công khi chinh phục chính trường Mỹ.
Shirley Temple - một trong những diễn viên nhí nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Theo DM