Đặc sắc những vở diễn xướng ví, giặm Nghệ Tĩnh

(Dân trí) - Trong chuỗi Hội thảo khoa học quốc tế về “Bảo tồn và phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại” diễn ra trong 2 ngày 14- 15/5/2014, tại thành phố Vinh, Đoàn đã được đi và nghe những vở diễn xướng ví, giặm Nghệ Tĩnh đặc sắc.

 
Trời xứ Nghệ những ngày này nắng nóng lên đến đỉnh điểm có nơi lên 40 độ C như thiêu cháy đi mọi thứ xung quanh. Mặc cho cái nóng cháy rát, Đoàn Hội thảo do Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (Bộ VHTT&DL phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Nghệ An và Sở VHTT&DL tỉnh Hà Tĩnh tổ chức) đã không quản ngại đường sá xa xôi có mặt tại ngôi làng nhỏ dưới chân núi Nguộc, thuộc xã Ngọc Sơn, huyện miền núi Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để được nghe, thẩm thấu những tiết mục diễn xướng những làn điệu ví giặm, dân ca xứ Nghệ đầy đặc sắc.

Tại đây các vị khách quốc tế, các đại biểu được dự một buổi sinh hoạt và tham quan các lớp truyền dạy dân ca Ví, Giặm thuộc CLB Ví, Giặm xã Ngọc Sơn. CLB dân ca Ví, Giặm Ngọc Sơn với đầy đủ thành phần tuổi tác từ cụ bà hơn 80 tuổi đến cháu nhỏ mới học lớp 2, lớp 3, hay những nam thanh nữ tú cũng tham gia câu lạc bộ đầy yêu mến này.

Câu lạc bộ xóm 4, xã Ngọc Sơn được thành lập năm 2009, các thành viên CLB đều là những người nông dân tự nguyện tham gia sau những ngày lao động mệt nhọc. Cứ tối đến hay những ngày lễ, kỷ niệm các thành viên trong CLB lại quây quần bên nhau xướng lên những điệu ví mang đậm bản sắc dân gian, tình yêu vợ chồng, những câu ca, điệu ví nói lên cuộc sống thường ngày của người dân một nắng hai sương.

Cụ Lê Thị Vinh (80 tuổi) - thành viên lớn tuổi nhất CLB chia sẻ: “Trong làng chúng tôi, có nhiều người hát và biết được dân ca, ví giặm. Gia đình tôi, đến nay là đời thứ 4 nuôi dưỡng những điệu ví, câu ca dịu dàng này”. Bản thân cụ đây biết ví, giặm lúc 16 tuổi, thuở ấy, cứ theo các phường vải, đoàn thanh niên tập hát dân ca, lớn lên được học thêm từ người mẹ nên giờ Cụ Vinh là người “chăm chút”, và được mệnh danh “dàn nhạc trưởng” cho những thế hệ tiếp theo.

Nếu như cụ Vinh là người tiếp sức vào ca từ, những âm điệu vào câu ví thì bác Võ Trọng Thìn (65 tuổi) lại là người luôn tìm tòi, sưu tầm và phát triển dân ca, vi dặm lớn mạnh thêm, mở rộng ra cộng đồng, xã hội và trên hết là lưu giữ được giá trị đặc sắc, mang âm hưởng dân dã của loại hình nghệ thuật dân gian này.

Theo bác Thìn, để phát triển và giữ gìn dân ca, ví giặm thì cần phải hiểu, tự nguyện và “yêu lấy nó” mới thấy cái hay của dân ca. Với dân ca, ví giặm tại địa phương chúng tôi, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, thậm chí bị mai một nhưng với tấm lòng yêu quê hương, đất nước, yêu lao động...những điệu ví ấy lại bùng lên khi có cơ hội.

Cầm trên tay tập bài hát về dân ca, em Nguyễn Thị Ngọc Trâm (5 tuổi) thành viên nhỏ tuổi nhất CLB cho biết: “Cháu học dân ca, ví dặm lúc mẫu giáo, giờ đây cháu hát được rất nhiều bài mà các bà truyền lại. Qua lời ca tiếng hát chúng cháu hiểu được rằng, đó là những lời khuyên, dạy cho chúng cháu nên người”.

Chị Nguyễn Thị Vân - Chủ nhiệm CLB thì các thành viên đều là người nông dân, cứ vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn mọi người tụ tập với nhau để học và truyền cho nhau những câu ca, điệu ví mới nhằm giảm bớt sự mệt nhọc của một ngày lao động vất vả. Đến nay, CLB đã được rất nhiều giải thưởng của tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh qua các cuộc thi về dân ca, ví giặm.

Tạm biệt xứ Nghệ đầy nắng gió Lào, đoàn chúng tôi tiến về vùng đất Phù Việt (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), nơi “Còng lưng làm nón Ba Giang/Tối về chỉ nắm cơm rang lót lòng” thì được “sống” trong một không gian vừa lao động, vừa cất lên những câu hò, điệu ví ân tình, đằm thắm nhưng cũng không kém phần nồng nàn, sâu lắng.

Họ say mê hát những câu ca ngợi quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa và sự tự hào về làng nghề truyền thống - nghề làm nón Ba Giang. “Hò ơi hò!, Ai mạnh sức thì vô rừng chặt cây, bít lá/ Như tui đây tuổi già thì vuốt lá, vô khuôn/ Giữ nghề truyền thống cho quê hương/ Nếu trước đây không có nón, có khuôn thì nghèo...Hò ơi hò! Ai về Phù Việt thì về/ Nước trong, gạo trắng có nghề cầm tay/ Nghề cầm tay xưa nay còn đó/ Nón trắng theo câu hò, điệu ví đi xa/ Ai về Phù Việt quê ta/ Quê hương cách mạng nở hoa bốn mùa/ Là hò dô hò...Người ơi ai về Phù Việt - Ba Giang/ Quê hương nón trắng bao năm lưu truyền/ Câu ca sâu nặng nghĩa tình/ Sáng đất nhân kiệt, địa linh bao đời...”.

Đi qua biết bao thăng trầm của lịch sử nhưng những câu hò, điệu ví, lời giặm ấy vẫn mãi lấp lánh trong lòng mỗi người dân nơi đây. Dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng loại hình nghệ thuật dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh vẫn không hề thay đổi mà nó biến thiên cho phù hợp với thời đại mới. Vấn đề đặt ra cho thế hệ chúng ta hôm nay là phải làm thế nào để tiếp tục bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật đặc sắc này...?

Theo GS.TS Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện VHNTQG Việt Nam, bên cạnh những phân tích đánh giá của các nhà khoa học, nghiên cứu trong nước, thì hội thảo lần này có nhiều tham luận từ các học giả trên thế giới. Trong đó có những công trình đáng chú ý như “Suy nghĩ về nghiên cứu âm nhạc dân gian và ứng dụng phương phương pháp luận phương Tây để phân tích dân ca ví, giặm của tỉnh Nghệ Tĩnh trên quan điểm âm nhạc và âm thanh” của TS Việt kiều Pháp Trần Quang Hải - hiện làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp.

Hay công trình của các nhà khoa học Nhật Bản “Từ bộ sưu tập âm nhạc truyền thống của UNESCO đến Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể” của Noriko Aikawa thuộc Trung tâm di sản văn hóa phi vật thể UNESCO - Nhật Bản...

Hội thảo là một hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia “Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh” trình UNESCO đề nghị đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được lựa chọn là di sản đại diện cho Việt Nam xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới trong năm nay.

Được biết, hiện nay có 120 CLB hát dân ca ví, giặm (Hà Tĩnh 50 CLB, Nghệ An 70 CLB), là con số chứng minh sức sống của những làn điệu dân ca này chưa bao giờ dứt trong đời sống người dân xứ Nghệ.

Một số hình ảnh về buổi diễn xướng Ví, Giặm ở mảnh đất xứ Nghệ:
 
CLB ví, giặm xã Ngọc Sơn thu hút du khách trong nước và quốc tế trong ngày trước diễn ra hội thảo.
CLB ví, giặm xã Ngọc Sơn thu hút du khách trong nước và quốc tế trong ngày trước diễn ra hội thảo.
 
Chị Nguyễn Thị Vân - Chủ nhiệm CLB ví, giặm xã Ngọc Sơn hát điệu mời trầu.
Chị Nguyễn Thị Vân - Chủ nhiệm CLB ví, giặm xã Ngọc Sơn hát điệu mời trầu.

Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
 
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
Bác Võ Trọng Thìn (65 tuổi) lại là người luôn tìm tòi, sưu tầm và phát triển dân ca, vi dặm lớn mạnh thêm, mở rộng ra cộng đồng, xã hội và trên hết là lưu giữ được giá trị đặc sắc, mang âm hưởng dân dã của loại hình nghệ thuật dân gian này.
 
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
Dân ca ví, giặm là món ăn tinh thần, là dòng sữa ngọt góp phần hình thành và nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn bao thế hệ người dân xứ Nghệ. Trong từng điệu hò, câu ví ẩn hiện, thấp thoáng đâu đó cốt cách của người xứ Nghệ vừa chân chất, mộc mạc, vừa quyết liệt, rắn rỏi lại vừa sâu sắc, trữ tình.
 
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
Sự thành lập các CLB dân ca tại các xã là một trong những động thái tích cực của ngành văn hóa hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã khôi phục lại phần nào niềm yêu mến những khúc hát dân ca trong lòng nhân dân.
 
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
Nhưng cuộc sống hiện đại với những đổi thay đã dần đẩy dân ca xa rời những sinh hoạt hằng ngày khiến các loại hình diễn xướng dân ca dần bị mai một, những câu hò ví, giặm nay đã dần lấy lại vị thế...
 
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
Người xứ Nghệ gắn bó thủy chung với điệu hò, câu ví để được sống với những cung bậc cảm xúc tinh tế, nhạy cảm nhất trong tâm hồn. Những đêm hội hát ví, giặm là môi trường tạo lập nên các mối quan hệ văn hóa giữa con người với con người; trở thành phương tiện kết nối, xây đắp tình làng nghĩa xóm, tình cảm cộng đồng, tình yêu đôi lứa.
 
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
Hai em nhỏ tuổi nhất là thành viên CLB ví, giặm xã Ngọc Sơn cho biết: “Cháu học dân ca, ví dặm lúc mẫu giáo, giờ đây cháu hát được rất nhiều bài mà các bà truyền lại. Qua lời ca tiếng hát chúng cháu hiểu được rằng, đó là những lời khuyên, dạy cho chúng cháu nên người”.
 
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
Cụ Lê Thị Vinh (80 tuổi) - thành viên lớn tuổi nhất CLB chia sẻ: “Trong làng chúng tôi, có nhiều người hát và biết được dân ca, ví giặm. Gia đình tôi, đến nay là đời thứ 4 nuôi dưỡng những điệu ví, câu ca dịu dàng này”.
 
Các thành viên trong CLB hát điệu mời trầu.
 Du khách quốc tế chụp ảnh lưu niệm với cụ Vinh - nghệ nhân hát ví, giặm đã hơn 60 năm nay. Bản thân cụ đây biết ví, giặm lúc 16 tuổi, thuở ấy, cứ theo các phường vải, đoàn thanh niên tập hát dân ca, lớn lên được học thêm từ người mẹ nên giờ Cụ Vinh là người “chăm chút”, và được mệnh danh “dàn nhạc trưởng” cho những thế hệ tiếp theo.
 
 
Nguyễn Duy