Chuyện gì đã xảy ra sau khi tàu Titanic chìm?

(Dân trí) - Vào một ngày tháng 4/1912, tàu Titanic vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương. Ngay sau thời điểm tàu chìm, những chuyện gì đã xảy ra? Quả thực, đã có những câu chuyện cuộc đời rất đặc biệt sau thảm họa chìm tàu lịch sử này.

Anh thanh niên Frederick Fleet, khi đó 24 tuổi, làm nhiệm vụ gác tàu đã là người đầu tiên nhìn thấy tảng băng đang dần trôi về phía tàu Titanic. Sau khi sống sót trải qua thảm kịch chìm tàu, Frederick còn làm nghĩa vụ quân nhân trong cả hai cuộc Thế chiến, nhưng vào năm 1965, Frederick bị trầm cảm nặng và đã tự sát. (Ảnh chụp năm 1912)
Anh thanh niên Frederick Fleet, khi đó 24 tuổi, làm nhiệm vụ gác tàu đã là người đầu tiên nhìn thấy tảng băng đang dần trôi về phía tàu Titanic. Sau khi sống sót trải qua thảm kịch chìm tàu, Frederick còn làm nghĩa vụ quân nhân trong cả hai cuộc Thế chiến, nhưng vào năm 1965, Frederick bị trầm cảm nặng và đã tự sát. (Ảnh chụp năm 1912)

Vào lúc 11h39 ngày 14/4/1912, người thanh niên làm nhiệm vụ gác boong tàu Frederick Fleet nhìn thấy một tảng băng trôi xuất hiện trước mũi tàu Titanic, trong khi con tàu đang lướt đi trên mặt đại dương với tốc độ gần như tối đa trong chuyến hải trình đầu tiên của nó tới New York.

Hai tiếng 40 phút sau đó, con tàu lớn nhất thế giới tại thời điểm ấy đã vĩnh viễn nằm bên dưới những con sóng. Trong số 2.224 người có mặt trên con tàu được cho là “không thể nào chìm”, chỉ có khoảng 700 người sống sót. 1.500 người còn lại hoặc bị mắc kẹt trong khoang tàu đắm hoặc chết trong làn nước giá lạnh của Bắc Đại Tây Dương.

Trong những giờ đầu tiên của ngày 15/4/1912, những chiếc xuồng chở người sống sót sau vụ đắm tàu lịch sử đã may mắn được một con tàu đi ngang qua phát hiện. Cho tới 9h sáng, tất cả những người sống sót đã được lên một con tàu an toàn hơn.

Bức ảnh chụp sáng ngày 15/4/1912 ghi lại hình ảnh tảng băng trôi đã khiến con tàu Titanic bị chìm.
Bức ảnh chụp sáng ngày 15/4/1912 ghi lại hình ảnh tảng băng trôi đã khiến con tàu Titanic bị chìm.

Thuyền trưởng Arthur H. Rostron của tàu RMS Carpathia - con tàu tình cờ đi ngang qua hiện trường chìm tàu Titanic - đã chia sẻ sau đó rằng: “Khi ngày đã rạng, tôi nhìn thấy một tảng băng trôi mà con tàu của tôi đã lướt qua vào đêm hôm đó. Tôi rùng mình, và chợt nghĩ rằng mọi chuyện đã như thế nào nếu tôi để ai đó đứng sau bánh lái thay mình vào đêm hôm trước”.

Những người sống sót sau vụ chìm tàu Titanic bơi xuồng lại gần tàu RMS Carpathia để chuẩn bị lên tàu.
Những người sống sót sau vụ chìm tàu Titanic bơi xuồng lại gần tàu RMS Carpathia để chuẩn bị lên tàu.
Cận cảnh một xuồng cứu hộ của tàu Titanic.
Cận cảnh một xuồng cứu hộ của tàu Titanic.
Những người may mắn sống sót đã được an toàn trên sàn tàu Carpathia.
Những người may mắn sống sót đã được an toàn trên sàn tàu Carpathia.
Một bức vẽ tay phác họa lại cảnh chìm tàu được thực hiện bởi một hành khách có tên John B. Thayer khi ông này đã được an toàn trên xuồng cứu hộ. Bản vẽ sau đó đã được viết thêm những dòng chú thích bởi hành khách P.L. Skidmore khi họ đã được an toàn trên tàu Carpathia.
Một bức vẽ tay phác họa lại cảnh chìm tàu được thực hiện bởi một hành khách có tên John B. Thayer khi ông này đã được an toàn trên xuồng cứu hộ. Bản vẽ sau đó đã được viết thêm những dòng chú thích bởi hành khách P.L. Skidmore khi họ đã được an toàn trên tàu Carpathia.
Những người sống sót ngồi gần lại với nhau để truyền hơi ấm trên sàn tàu Carpathia.
Những người sống sót ngồi gần lại với nhau để truyền hơi ấm trên sàn tàu Carpathia.

Khi con tàu Carpathia chạy về cảng biển New York, đội thủy thủ thông qua sóng điện đàm đã thông báo tin tức về thảm kịch chìm tàu tới nhà chức trách. Ngay lập tức công chúng bị sốc, người thân của những hành khách có mặt trên tàu rơi vào hoảng loạn, họ nóng ruột chờ đợi từng tin tức về số phận người thân.

Đối với những hành khách hoặc siêu giàu hoặc rất nổi tiếng, số phận của họ đã được làm rõ từ trước khi con tàu Carpathia cập bến, nhưng người thân của những hành khách ở khoang hạng trung hoặc khoang rẻ tiền thì phải chờ đợi trong khổ sở.

Sau một chuyến hành trình phát sinh bất ngờ, cuối cùng, con tàu Carpathia cũng đã cập cảng New York trong một đêm mưa ngày 18/4/1912.

Ngay khi tàu tiến vào cảng, nó đã bị bao vây bởi hơn 50 tàu lai dắt chở đầy những phóng viên đang sẵn sàng tiếp cận những người sống sót để có được những câu chuyện nóng hổi, độc quyền.

Trong ngày con tàu Carpathia cập cảng New York, đã có đám đông 40.000 người chờ đợi trong lo lắng, dưới làn mưa. Tại thời điểm đó, các tờ tin tức nhanh chóng “câu kéo” những người sống sót sau vụ chìm tàu Titanic rằng: “Dừng ngay! Đừng nói gì! Hãy giữ kín câu chuyện của bạn và chia sẻ với chúng tôi để nhận được hàng nghìn đô la”.

Những người chờ đợi từng mẩu tin tức bên ngoài văn phòng của hãng tàu White Star Line tại New York - đơn vị sở hữu con tàu Titanic.
Những người chờ đợi từng mẩu tin tức bên ngoài văn phòng của hãng tàu White Star Line tại New York - đơn vị sở hữu con tàu Titanic.
Những chiếc xuồng cứu hộ của tàu Titanic được tàu Carpathia đem trả về cho văn phòng của hãng đặt ở New York.
Những chiếc xuồng cứu hộ của tàu Titanic được tàu Carpathia đem trả về cho văn phòng của hãng đặt ở New York.
Đám đông đứng chờ dưới làn mưa để đón tàu Carpathia cập cảng New York.
Đám đông đứng chờ dưới làn mưa để đón tàu Carpathia cập cảng New York.

Miêu tả sự chờ đợi dành cho tàu Carpathia, tờ tin tức Hampshire Independent từng viết: “Ánh đèn trắng nhợt từ những cột đèn đường hắt xuống gương mặt hàng trăm con người đang xanh xao, tái xám vì lo lắng. Đám đông dày đặc tụ quanh cảng, chốc chốc, một khoảng trống lại được tạo ra để gia đình của một hành khách nào đó len vào và hỏi xem có tin tức nào mới không. Mỗi khi câu hỏi được đặt ra, câu trả lời lại vẫn y như cũ, người đặt câu hỏi lại cúi gục đầu nhìn xuống đường”.

Ảnh chụp tối ngày 18/4/1912. Đám đông đang đứng chờ tàu Carpathia cập cảng New York.
Ảnh chụp tối ngày 18/4/1912. Đám đông đang đứng chờ tàu Carpathia cập cảng New York.

Những hành khách sống sót vừa bước được lên bờ đã bị bủa vây bởi cánh phóng viên, bởi gia đình của những hành khách khác, bởi những người hiếu kỳ… Đến ngày 29/4/1912, những người còn sống sót trong thủy thủ đoàn mới được phép trở về với gia đình. Trong số 724 thủy thủ và nhân viên phục vụ trên tàu Titanic đến từ thành phố cảng Southampton (Anh), có tới 549 người vĩnh viễn không trở về.

Một số thủy thủ trên tàu Titanic may mắn sống sót.
Một số thủy thủ trên tàu Titanic may mắn sống sót.
Một đám đông vây quanh một người sống sót.
Một đám đông vây quanh một người sống sót.
Những thủy thủ còn sống trở về được nhận tiền công.
Những thủy thủ còn sống trở về được nhận tiền công.
Người thân của những hành khách đến từ Southampton (Anh) đang đứng chờ trên sân ga để đón chuyến tàu trở về của những người sống sót.
Người thân của những hành khách đến từ Southampton (Anh) đang đứng chờ trên sân ga để đón chuyến tàu trở về của những người sống sót.
Sự chờ đợi trên sân ga Southampton.
Sự chờ đợi trên sân ga Southampton.
Trên cầu cảng Southampton, người thân của các thủy thủ sống sót chờ đợi họ trở về.
Trên cầu cảng Southampton, người thân của các thủy thủ sống sót chờ đợi họ trở về.
Có rất nhiều thành viên thủy thủ đoàn và hành khách có mặt trên tàu Titanic đến từ thành phố cảng Southampton, vì vậy, từng tin tức xung quanh vụ chìm tàu khiến người dân Southampton rất quan tâm.
Có rất nhiều thành viên thủy thủ đoàn và hành khách có mặt trên tàu Titanic đến từ thành phố cảng Southampton, vì vậy, từng tin tức xung quanh vụ chìm tàu khiến người dân Southampton rất quan tâm.

“Những chuyến tàu cập cảng, những chuyến tàu vào ga dần khép lại hy vọng đối với những gia đình đang có người thân mất tích sau vụ chìm tàu, đến chiều muộn, khi hy vọng đã tắt hẳn với nhiều người, những đám đông chờ đợi dần thưa vắng, người ta âm thầm trở về nhà.

Trong từng ngôi nhà của thành phố Southampton, câu chuyện về vụ chìm tàu xuất hiện trong mỗi gia đình, hầu như nhà nào cũng có người thân, họ hàng, hoặc bạn bè thiệt mạng sau vụ chìm tàu.

Những đứa trẻ đi học về bỗng phải đón nhận bi kịch, có những gương mặt bé nhỏ bỗng nhuốm màu đau khổ vì cả gia đình phải đối diện với một tương lai u ám, khi người cha đã vĩnh viễn không trở về nhà”. Đó là những dòng tin tức được tờ Daily Mail (Anh) đưa vào ngày 23/4/1912.

Những đám đông chờ đợi ở Southampton ngày 29/4/1912.
Những đám đông chờ đợi ở Southampton ngày 29/4/1912.
Niềm vui của một gia đình có người thân sống sót trở về.
Niềm vui của một gia đình có người thân sống sót trở về.
Một thủy thủ hôn vợ sau khi đã sống sót trở về.
Một thủy thủ hôn vợ sau khi đã sống sót trở về.
Những người phục vụ trên tàu còn may mắn sống sót.
Những người phục vụ trên tàu còn may mắn sống sót.
Một người sống sót sau vụ chìm tàu dành tặng chữ ký lưu niệm cho một phụ nữ.
Một người sống sót sau vụ chìm tàu dành tặng chữ ký lưu niệm cho một phụ nữ.
Thời này, người ta có “mốt” kỷ niệm những sự việc đặc biệt bằng cách xin chữ ký của người có liên quan.
Thời này, người ta có “mốt” kỷ niệm những sự việc đặc biệt bằng cách xin chữ ký của người có liên quan.
Bốn anh em nhà Pascoe đều là thủy thủ phục vụ trên tàu, họ đã sống sót sau vụ chìm tàu và cùng nhau trở về thành phố quê hương Southampton, Anh.
Bốn anh em nhà Pascoe đều là thủy thủ phục vụ trên tàu, họ đã sống sót sau vụ chìm tàu và cùng nhau trở về thành phố quê hương Southampton, Anh.
Hai em bé may mắn sống sót sau vụ chìm tàu - Michel, 4 tuổi và Edmond Navratil, 2 tuổi. Cha của hai em đã qua đời trong vụ chìm tàu.
Hai em bé may mắn sống sót sau vụ chìm tàu - Michel, 4 tuổi và Edmond Navratil, 2 tuổi. Cha của hai em đã qua đời trong vụ chìm tàu.
Edmond và Michel Navratil được đoàn tụ với mẹ.
Edmond và Michel Navratil được đoàn tụ với mẹ.
Một cuộc họp đặc biệt của Thượng nghị viện Mỹ xoay quanh vụ đắm tàu Titanic được tổ chức ở khách sạn Waldorf-Astoria, New York.
Một cuộc họp đặc biệt của Thượng nghị viện Mỹ xoay quanh vụ đắm tàu Titanic được tổ chức ở khách sạn Waldorf-Astoria, New York.
Một y tá đang bế em bé sơ sinh có tên Lucien Smith. Mẹ của em bé - bà Eloise - đang mang thai thì cùng chồng trở về Mỹ sau tuần trăng mật trên chuyến tàu định mệnh. Cha của Lucien đã qua đời trong thảm họa chìm tàu. Người mẹ sau này tái hôn với một người đàn ông cũng sống sót sau vụ chìm tàu Titanic có tên Robert P. Daniel.
Một y tá đang bế em bé sơ sinh có tên Lucien Smith. Mẹ của em bé - bà Eloise - đang mang thai thì cùng chồng trở về Mỹ sau tuần trăng mật trên chuyến tàu định mệnh. Cha của Lucien đã qua đời trong thảm họa chìm tàu. Người mẹ sau này tái hôn với một người đàn ông cũng sống sót sau vụ chìm tàu Titanic có tên Robert P. Daniel.

Bích Ngọc
Theo Mashable