Chân dung những chú chó xuất hiện trong siêu phẩm hội họa

(Dân trí) - Người bạn bốn chân thân thiết nhất của con người cũng đồng thời có thể trở thành “nàng thơ” trong sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc.

Những triển lãm nhiếp ảnh - hội họa xoay quanh những chú chó, những bộ phim để “diễn viên bốn chân” trở thành nhân vật chính nhiều không liệt kê hết được… Tất cả những điều này cho thấy rằng người bạn bốn chân thân thiết nhất của con người cũng đồng thời có thể trở thành “nàng thơ” trong sáng tác nghệ thuật.

Bức “Lady Hamilton as Nature” (Quý bà Hamilton - 1782) do họa sĩ người Anh George Romney thực hiện, đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Frick Collection, thành phố New York, Mỹ.
Bức “Lady Hamilton as Nature” (Quý bà Hamilton - 1782) do họa sĩ người Anh George Romney thực hiện, đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Frick Collection, thành phố New York, Mỹ.

Trong tranh khắc họa cô gái 17 tuổi có tên Emma Lyon, con gái của một người thợ rèn, cô được biết tới là một phụ nữ phong lưu, thường xuyên qua lại với những nhân vật giàu có và quyền lực sống tại Vương quốc Anh thời bấy giờ.

Trong tranh có thể thấy được nhan sắc của người phụ nữ nổi tiếng xinh đẹp trong đời sống thượng lưu Anh hồi cuối thế kỷ 18. Đúng với phong cách của những quý bà giàu có thời bấy giờ, quý bà Hamilton (tên họ chồng của nhân vật) cũng có một chú cún cưng xinh xắn.

Bức “Dog half-submerged” (Chú chó ẩn mình - 1823) thực hiện bởi họa sĩ người Tây Ban Nha Francisco de Goya, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Prado, Madrid, Tây Ban Nha.
Bức “Dog half-submerged” (Chú chó ẩn mình - 1823) thực hiện bởi họa sĩ người Tây Ban Nha Francisco de Goya, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Prado, Madrid, Tây Ban Nha.

Bức tranh từng được họa sĩ thực hiện để trang trí cho ngôi nhà của mình. Trong đó, chú chó nhỏ đang núp mình có phần ngơ ngác, sợ hãi giống như con người đứng trước những bất an của cuộc đời nhiều thách thức. Chú chó ngước lên nhìn có phần e dè, lưỡng lự, một bức tranh tĩnh lặng thể hiện sự náo động của nội tâm.

Bức “Noel trong bếp” (1964) của họa sĩ người Mỹ Joan Brown, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ.
Bức “Noel trong bếp” (1964) của họa sĩ người Mỹ Joan Brown, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở thành phố San Francisco, bang California, Mỹ.

Bức vẽ khắc họa quang cảnh trong chính ngôi nhà của nữ họa sĩ, với cậu con trai Noel của bà đang nghịch ngợm trong gian bếp, bên cạnh cậu bé là những cún cưng của gia đình.

Bức “Bữa tiệc tại nhà Levi” (1573) thực hiện bởi họa sĩ người Ý Paolo Veronese, hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Gallerie dellAccademia, Venice, Ý.
Bức “Bữa tiệc tại nhà Levi” (1573) thực hiện bởi họa sĩ người Ý Paolo Veronese, hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Gallerie dell'Accademia, Venice, Ý.

Ban đầu, bức tranh này được thực hiện với ý tưởng lấy cảm hứng từ bữa tối cuối cùng của Chúa, dù vậy, sau đó, họa sĩ Veronese đã đổi tên tranh để được tự do sáng tạo.

Bộ đôi tác phẩm điêu khắc “Pair of Great Danes” (Hai chú chó giống Đan Mạch - 1907) thực hiện bởi nhà điêu khắc người Mỹ Anna Vaughn Hyatt Huntington, đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston, bang Massachusetts, Mỹ.
Bộ đôi tác phẩm điêu khắc “Pair of Great Danes” (Hai chú chó giống Đan Mạch - 1907) thực hiện bởi nhà điêu khắc người Mỹ Anna Vaughn Hyatt Huntington, đang trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston, bang Massachusetts, Mỹ.

Bức “Guidobaldo della Rovere” (1532) thực hiện bởi họa sĩ người Ý Agnolo Bronzino, hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Palazzo Pitti, Florence, Ý.
Bức “Guidobaldo della Rovere” (1532) thực hiện bởi họa sĩ người Ý Agnolo Bronzino, hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Palazzo Pitti, Florence, Ý.

Bức chân dung khắc họa công tước xứ Urbino - Guidobaldo della Rovere. Tác phẩm có rất nhiều nét phóng túng khác thường so với những bức chân dung “tề chỉnh” thời bấy giờ. Thực tế, nhân vật trong tranh khi ấy mới chỉ là một cậu thanh niên vừa bước vào tuổi trưởng thành, đang học cách để chứng tỏ bản thân.

Về sau, công tước Della Rovere trở thành một nhà bảo trợ cho nhiều họa sĩ, chính vị công tước này đã là người đặt hàng danh họa Titian thực hiện bức “Venus of Urbino” (1538) trứ danh. Điều thú vị là bức tranh này cũng khắc họa một chú chó nhỏ.

Bức “Venus of Urbino” (1538) được thực hiện bởi danh họa người Ý Titian, hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Galleria degli Uffizi, Florence, Ý.
Bức “Venus of Urbino” (1538) được thực hiện bởi danh họa người Ý Titian, hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Galleria degli Uffizi, Florence, Ý.

Bức “Cô gái chăn cừu” (1863) được thực hiện bởi họa sĩ người Pháp Jean-François Millet, hiện đang trưng bày tại bảo tàng J. Paul Gerry, Los Angeles, Mỹ.
Bức “Cô gái chăn cừu” (1863) được thực hiện bởi họa sĩ người Pháp Jean-François Millet, hiện đang trưng bày tại bảo tàng J. Paul Gerry, Los Angeles, Mỹ.

Bức tranh khắc họa cảnh thôn quê yên bình này cho thấy chú chó không phải trong vai trò người bạn mà là một vật nuôi đang tích cực làm việc. Bóng của chú chó cho thấy chú ta đang rất tập trung quan sát đàn cừu trong khi bầu trời dần chuyển sang chạng vạng.

Bức “Tama, chú chó Nhật” (1875) thực hiện bởi họa sĩ người Pháp Édouard Manet hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật National Gallery of Art, Washington DC, Mỹ.
Bức “Tama, chú chó Nhật” (1875) thực hiện bởi họa sĩ người Pháp Édouard Manet hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật National Gallery of Art, Washington DC, Mỹ.

Họa sĩ Pháp Édouard Manet chịu ảnh hưởng nhất định từ hội họa Nhật Bản, điều này được thể hiện khá rõ trong bức tranh khắc họa chú chó Tama đang đứng bên một con búp bê làm theo phong cách Nhật. Chú chó Tama là vật nuôi của một nhà sưu tầm hội họa người Pháp chuyên về các tác phẩm nghệ thuật của Châu Á.

Người đàn ông giàu có này đã đặt hàng nhiều danh họa thực hiện tranh chân dung cho chú chó của mình, trong đó có Édouard Manet và Auguste Renoir.

Bức “Tama, chú chó Nhật” (1876) thực hiện bởi danh họa người Pháp Auguste Renoir.
Bức “Tama, chú chó Nhật” (1876) thực hiện bởi danh họa người Pháp Auguste Renoir.

Bức “Cape Cod Evening” (Buổi tối ở Cape Cod - 1939) được thực hiện bởi họa sĩ người Mỹ Edward Hopper, hiện đang trưng bày ở Bảo tàng nghệ thuật National Gallery of Art, Washington DC, Mỹ.
Bức “Cape Cod Evening” (Buổi tối ở Cape Cod - 1939) được thực hiện bởi họa sĩ người Mỹ Edward Hopper, hiện đang trưng bày ở Bảo tàng nghệ thuật National Gallery of Art, Washington DC, Mỹ.

Bức “Las Meninas” (Các thị nữ - 1656) được thực hiện bởi họa sĩ người Tây Ban Nha - Diego Velázquez, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Padro, Madrid, Tây Ban Nha.
Bức “Las Meninas” (Các thị nữ - 1656) được thực hiện bởi họa sĩ người Tây Ban Nha - Diego Velázquez, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Padro, Madrid, Tây Ban Nha.

Bức tranh khắc họa công chúa Tây Ban Nha - Margaret Theresa - ở giữa các thị nữ hầu cận, một vệ sĩ, cùng họa sĩ Diego Velázquez; ngoài ra, còn có hai người lùn ở bên làm trò mua vui cho công chúa. Vua và hoàng hậu cũng có mặt trong phòng, hình ảnh của họ được phản chiếu trong tấm gương treo trên tường.

Bức “Little Girl in a Blue Armchair” (Cô bé trong ghế bành xanh - 1878) được thực hiện bởi họa sĩ người Mỹ Mary Cassatt, hiện đang treo tại bảo tàng nghệ thuật National Gallery of Art, Washington DC, Mỹ.
Bức “Little Girl in a Blue Armchair” (Cô bé trong ghế bành xanh - 1878) được thực hiện bởi họa sĩ người Mỹ Mary Cassatt, hiện đang treo tại bảo tàng nghệ thuật National Gallery of Art, Washington DC, Mỹ.

Đĩa sứ vẽ hình chú chó Lump của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, được thực hiện năm 1957, hiện đang trưng bày tại Đại học Texas at Austin, bang Texas, Mỹ.
Đĩa sứ vẽ hình chú chó Lump của danh họa người Tây Ban Nha Pablo Picasso, được thực hiện năm 1957, hiện đang trưng bày tại Đại học Texas at Austin, bang Texas, Mỹ.

Pablo Picasso sinh thời có một chú chó chồn mà ông rất cưng, đặt tên là Lump, thực tế, Picasso quá yêu thích Lump đến mức đã “hỏi xin” chú chó từ người bạn nhiếp ảnh gia của mình.

Trong lần đầu tiên nhìn thấy Lump, Picasso đã bị “mê hoặc” bởi chú chó dễ thương và ngay lập tức vẽ hình chú chó lên một chiếc đĩa sứ để làm kỷ niệm. Trong 6 năm sống với họa sĩ, Lump đã được Picasso đưa vào nhiều bức tranh. Picasso và chú chó cưng qua đời cách nhau chỉ 10 ngày hồi năm 1973.

Bức “Chân dung chú chó” (1930) của danh họa người Na Uy Edvard Munch, hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Munch Museum, Oslo, Na Uy.
Bức “Chân dung chú chó” (1930) của danh họa người Na Uy Edvard Munch, hiện đang trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Munch Museum, Oslo, Na Uy.

Vốn được biết đến với loạt tranh nổi danh trong giới hội họa - loạt tranh “Tiếng thét”, danh họa Edward Munch đã từng phải vật lộn với chứng căng thẳng và trầm cảm. Ông lựa chọn lánh xa đời sống xã hội, sống biệt lập. Munch chỉ có vài chú chó sống bên cạnh, để làm bạn đồng hành, trong khi ông dành phần lớn thời gian cho hội họa.

Bức “Chú chó và tôi” (1938) của nữ danh họa người Mexico - Frida Kahlo, hiện đang thuộc một bộ sưu tập hội họa tư nhân.
Bức “Chú chó và tôi” (1938) của nữ danh họa người Mexico - Frida Kahlo, hiện đang thuộc một bộ sưu tập hội họa tư nhân.

Frida Kahlo vốn rất yêu động vật và có rất nhiều thú cưng, bà coi chúng như một sự thay thế cho những người con mà bà không thể nào có được sau khi gặp phải một tại nạn giao thông nghiêm trọng.

Bức “The Peale Family” (Gia đình Peale - 1809) được thực hiện bởi họa sĩ người Mỹ Charles Willson Peale.
Bức “The Peale Family” (Gia đình Peale - 1809) được thực hiện bởi họa sĩ người Mỹ Charles Willson Peale.

Bức vẽ khắc họa khung cảnh của chính gia đình họa sĩ. Chú chó cưng của họ - Argus - được họa sĩ vẽ thêm vào tranh ở thời điểm 35 năm sau khi ông đã hoàn tất tranh. Việc đưa thêm chú chó vào trong bức họa cho thấy họa sĩ đề cao ý nghĩa của sự trung thành, chung thủy, bên cạnh những đức tính đẹp khác được khắc họa, như sự tu dưỡng hay sự thanh tao.

Bích Ngọc
Theo Art Net/Bark Post

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm