Cha đẻ của trào lưu nhiếp ảnh gây sốt sắp đến Việt Nam

(Dân trí) - Brandon Stanton là nhiếp ảnh gia đã sáng tạo ra trào lưu chụp ảnh “Humans of New York” (Những người ở New York) - một trào lưu đã lan ra khắp thế giới và trở thành hiện tượng nhiếp ảnh đối với cư dân mạng trên khắp hành tinh.

Stanton hiện đang thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới kéo dài gần 2 tháng để mang phong cách chụp ảnh đặc trưng đường phố của mình đến nhiều quốc gia.
 
Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

Phương pháp chụp ảnh của Stanton là thực hiện những bức hình chân dung chất lượng cao về những con người bình dị mà anh bắt gặp trên đường phố. Những câu nói thú vị của chính nhân vật sẽ được dùng để minh họa dưới ảnh.

Blog ảnh cá nhân của Stanton đã khắc họa muôn màu cuộc sống của những người dân sống ở thành phố New York. Dự án nhiếp ảnh này đã được thực hiện từ năm 2010 và từng được biên tập thành sách ảnh bán rất chạy tại Mỹ.

Hiện tại, Stanton đang ở tại Uganda, trước đó, anh đã tới Kenya, Jordan, Iraq và Congo. Sắp tới, Stanton đã lên kế hoạch tới Ấn Độ và Việt Nam. Thông tin này được anh chia sẻ với phóng viên của tờ The Atlantic.

Dù chuyến hành trình vòng quanh thế giới của Stanton mới bắt đầu, nhưng anh đã kịp thực hiện những bức ảnh ấn tượng về những con người đã gặp:

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

Tôi đã đề nghị người mẹ này cho tôi thực hiện một bức ảnh, chị trả lời rằng điều đó phụ thuộc vào cậu con trai. Vì vậy, tôi lại hỏi ý kiến cậu bé. Cậu bé đứng dậy, bước lại phía tôi, nhìn tôi từ đầu đến chân và nói: “Hãy chứng tỏ cho cháu biết chú không phải là một kẻ khủng bố” (Ảnh chụp ở thành phố Kampala, Uganda).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

“Tôi hiện làm nghề dọn dẹp đường phố. Tôi đã từng làm bảo vệ ở một khách sạn bên bờ Biển Chết, nhưng tôi mất việc rồi. Nguyên nhân là bởi tôi vét một ít bùn ở biển để mang về cho đứa cháu, bùn tốt cho da lắm, quản lý của tôi nhìn thấy và hét lên rằng: Này! Bùn đấy là để đem bán! Anh đang ăn cắp!” (Ảnh chụp ở thành phố Amman, Jordan).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

“Chúng tôi đã đính hôn được 6 tháng, thế rồi bố mẹ cô ấy bắt cô ấy phải hủy bỏ hôn ước để cưới một người đàn ông giàu có. Điều cuối cùng tôi nói với cô ấy trước khi chia tay là: Anh đã làm tất cả những gì có thể. Anh hy vọng em sẽ được hạnh phúc”. (Ảnh chụp ở thành phố Petra, Jordan).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

“Tôi đã trở thành người đứng đầu cộng đồng của mình như thế nào ấy à? Đơn giản thôi. Mỗi khi có một đám cưới, tôi tới chúc mừng họ. Mỗi khi có một đám tang, tôi tới chia buồn với họ”. (Ảnh chụp ở thị trấn Al-Salt, Jordan).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

“Vấn đề của tôi là thường trở nên quá nhạy cảm khi bắt đầu gắn bó với ai đó. Tôi có thể phát hiện ra những thay đổi dù là nhỏ nhất trong giọng nói của họ và thế là tôi sẽ mất cả ngày cố gắng phân tích tại sao lại có sự thay đổi đó, rằng mình đã làm gì sai…”. (Ảnh chụp tại thủ đô Amman, Jordan).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

“Sau khi họ đánh tôi xong, tôi nghe thấy tiếng súng. Tôi gắng bước sang cửa hiệu bên cạnh, thì thấy người hàng xóm của mình đã nằm sõng soài trên nền đất. Ông ấy là một trong những người tốt nhất ở thị trấn này. Mỗi ngày ông ấy đều mang thức ăn ra cho lũ mèo hoang. Dù mọi người can ngăn thế nào, ông ấy cũng cứ tiếp tục chăm sóc lũ mèo vô chủ đó. Ông ấy nói rằng: Tôi phải làm vậy thôi, nếu không chúng chết mất”. (Ảnh chụp tại trại tị nạn Zaatari, Jordan).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

Hai cậu bé này có một sự giống nhau đến kỳ lạ, khi nhiếp ảnh gia Brandon Stanton hỏi hai cậu bé: “Khi lớn lên các cháu muốn làm gì?” - Hai cậu bé đồng thanh: “Bác sĩ ạ”. “Vậy hiện tại khó khăn lớn nhất trong cuộc sống của các cháu là gì?” - Lại tiếng đồng thanh vang lên: “Môn toán ạ”. (Ảnh chụp tại thành phố Erbil, Iraq).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

“Tôi đang sống một cuộc đời tốt đẹp. Tôi là một chủ doanh nghiệp nhỏ đấy nhé. Nhiều khách sạn trong vùng đã mời tôi đến để chuyên đánh giày cho các khách hàng của họ, họ đã hứa sẽ trả lương cho tôi hậu hĩnh. Nhưng tôi bảo với họ rằng: Tại sao tôi lại phải mua dây buộc mình như thế, cứ như hiện tại có phải là tự do hơn không?” (Ảnh chụp tại thành phố Shaqlawa, Iraq).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

“Chúng tôi chỉ muốn được ở bên nhau, đi cạnh nhau, mà không cần lo sợ điều gì cả”. (Ảnh chụp tại thành phố Erbil, Iraq).

Nhiếp ảnh gia Brandon Stanton

“Tôi đang học để trở thành một kỹ sư dân dụng. Congo hiện tại cần đủ thứ, từ cầu đường, nhà cửa, cho tới giếng nước. Đất nước của chúng tôi hiện tại như một công xưởng khổng lồ vậy”. (Ảnh chụp ở thành phố Kinshasa, Congo).

“Cháu muốn tìm ra cách chữa bệnh Ebola”. (Ảnh chụp tại thành phố Kinshasa, Congo).
“Cháu muốn tìm ra cách chữa bệnh Ebola”. (Ảnh chụp tại thành phố Kinshasa, Congo).

“Cháu muốn tìm ra cách chữa bệnh Ebola”. (Ảnh chụp tại thành phố Kinshasa, Congo).
“Tôi học luật. Ước mơ của tôi là có thể trở thành một thẩm phán. Rất nhiều người ở đất nước tôi khi gặp rắc rối liên quan đến pháp luật, họ quá nghèo đến mức không có đủ tiền để thuê luật sư bảo vệ chính mình. Khi tôi làm một thẩm phán, tôi sẽ chỉ nhìn vào bằng chứng, chứ không nhân nhượng bất kỳ một ai”. (Ảnh chụp tại thành phố Kinshasa, Congo).

“Cháu muốn tìm ra cách chữa bệnh Ebola”. (Ảnh chụp tại thành phố Kinshasa, Congo).

“Khi chúng tôi tốt nghiệp, bạn tôi và tôi muốn thành lập một tổ chức để dạy chữ cho những người sống ở vùng nông thôn. Tôi đã hoạt động tình nguyện tại một phòng khám vào năm ngoái và đã thấy một em bé bị chết vì bệnh tả bởi người mẹ không thể đọc được hướng dẫn sử dụng thuốc”. (Ảnh chụp tại thành phố Kinshasa, Congo).

“Cháu muốn tìm ra cách chữa bệnh Ebola”. (Ảnh chụp tại thành phố Kinshasa, Congo).

“Thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi là khi mẹ tôi còn sống. Kỷ niệm thú vị nhất của tôi về mẹ là một lần khi tôi khoảng 6 tuổi, chúng tôi đến sân bay để đón cha. Trên đường đi, mẹ tôi đã giải thích cho tôi hiểu thế nào là ngồi máy bay, thế nào là đi du lịch. Và trong khi chúng tôi chờ đợi ở sân bay, chúng tôi đã cùng nhau vạch ra biết bao chuyến hành trình giả tưởng”. (Ảnh chụp tại thành phố Nairobi, Kenya).

“Cậu hỏi tôi quá nhiều câu hỏi rồi đấy”. (Ảnh chụp tại thành phố Nairobi, Kenya).

“Cậu hỏi tôi quá nhiều câu hỏi rồi đấy”. (Ảnh chụp tại thành phố Nairobi, Kenya).
 

Mỗi ngày có hàng trăm bức ảnh mới được đăng tải trên các trang mạng xã hội có tiêu đề “Humans of…” (Những con người ở…).

Ý tưởng về một dự án nhiếp ảnh mang tầm vóc quốc tế được khởi nguồn từ một nhiếp ảnh gia người Mỹ có tên Brandon Stanton. Anh đã lập ra một tài khoản trên mạng xã hội Facebook có tên “Humans of New York” (Những con người ở New York).

Trong các trang ảnh “Humans of…”, người xem sẽ được thấy những bức ảnh chụp lại những người dân sinh sống ở các thành phố khác nhau. Họ là những con người bình dị, có những câu chuyện riêng. Qua ống kính nhiếp ảnh, họ hiện lên vừa gần gũi vừa ấn tượng, là biểu trưng sinh động cho những nẻo đời riêng cư ngụ trong cùng một thành phố.

Dự án nhiếp ảnh của Brandon Stanton đã khơi nguồn cho ý tưởng của các nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới. Lần lượt những trang như “Humans of Paris/ Melbourne/ London…” ra đời. Hòa chung vào làn sóng “Humans of…” đó, có cả “Humans of Hà Nội” và “Humans of Sài Gòn”. Hiện trào lưu ảnh “Humans of…” đang diễn ra rất rầm rộ trên khắp thế giới.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bích Ngọc
Theo Business Insider