Câu chuyện về ngôi làng kỳ lạ nơi mọi người đều biết đi trên dây

(Dân trí) - Tất cả người dân ở đây đều biết đi trên dây, thậm chí cả trẻ nhỏ.

Nghệ thuật đi trên dây đã gây ấn tượng cho người xem trong suốt 500 năm qua. Nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong lịch sử có lẽ chính là Jean-Francois Gravelet. Khi còn là một cậu bé ở làng Hesdin (phía Bắc nước Pháp), ông đã rất ấn tượng với các nghệ sĩ đi trên dây ở đoàn xiếc, tới mức ông luyện tập để trở thành một nghệ sĩ như vậy. Sau các khóa huấn luyện nhào lộn, Gravelet bắt đầu sự nghiệp với tên gọi "Kỳ quan bé nhỏ" khi mới chỉ 5 tuổi.
 
Jean-Francois Gravelet biểu diễn màn đi trên dây băng qua thác Niagara năm 1859
 
Jean-Francois Gravelet biểu diễn màn đi trên dây băng qua thác Niagara năm 1859
 
Khi lớn lên, Gravelet mang biệt danh "Blondin" nhờ bộ tóc vàng óng của mình. Màn trình diễn nổi tiếng nhất của ông là pha đi trên sợi dây chỉ dày 7,5cmm trên quãng đường 305m băng qua thác Niagara vào năm 1859. Blondin luôn giành được sự chú ý của công chúng khi đó. Báo chí gọi ông là tên ngốc, nhưng các khán giả và công chúng lại yêu quý ông. Khi đi qua thác Niagara thành công, ông trở thành một hiện tượng ở Mỹ và châu Âu. Sau này, ông đã lặp lại thành tích của mình với nhiều chiêu trò khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất chính là việc Blondin mang theo một chiếc bếp lò, sau đó ông dừng ở giữa thác và làm món trứng rán ngay trên dây. Ở London, nơi sau này ông sinh sống, người ta đã đặt tên cho một con phố là Blondin và Niagara. Ông nổi tiếng tới mức cái tên "Blondin" đã trở thành một danh từ, có nghĩa là "người đi trên dây". Từ này cũng từng được sử dụng lần đầu trong một tác phẩm của Charles Dickens vào năm 1863.
 
Các thành viên gia đình Wallenda tập luyện trên một sợi dây ở độ cao 30m ở Sarasota, 19/3/1944

Các thành viên gia đình Wallenda tập luyện trên một sợi dây ở độ cao 30m ở Sarasota, 19/3/1944

Dù rất nguy hiểm, đi trên dây là một truyền thống đáng tự hào với các nghệ sĩ biểu diễn xiếc. Trên thực tế, tại một ngôi làng xa xôi ở Cộng hòa Dagestan (Nga) có tên Tsovkra-1, tất cả mọi người đều biết đi trên dây. Hiệu trưởng trường huấn luyện ở Tsovkra-1 cho biết, trừ những người già, tất cả người dân trong làng đều có khả năng đi trên dây. Truyền thống này đã kéo dài từ lâu và không ai biết nó bắt đầu từ khi nào. Sau các giờ học, trẻ em thường giải trí bằng cách giữ thăng bằng trên dây, cách mặt đất 3m và không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.
 
Các thành viên gia đình Wallenda tập luyện trên một sợi dây ở độ cao 30m ở Sarasota, 19/3/1944
 
Một người đàn ông đi trên dây ở ngôi làng Tsovkra-1, nằm ở khu vực Dagestan (Nga) với độ cao 3000m so với mực nước biển. Với trẻ em tại đây, thời gian chơi đùa đồng nghĩa với việc giữ thăng bằng trên dây.
 
Các thành viên gia đình Wallenda tập luyện trên một sợi dây ở độ cao 30m ở Sarasota, 19/3/1944

Một người ở Dagestan đang tìm cách chống lại nạn thất nghiệp và di cư về đô thị, để có thể hồi sinh ngành xiếc truyền thống ở đây.

Trong thập niên 1950 tới 1970, là thời điểm đỉnh cao khi dân làng mang sự giải trí tới cho công chúng và giành hàng loạt giải thưởng tại các rạp xiếc của Liên Xô. Danh tiếng của họ vang xa khắp thế giới, với những buổi biểu diễn cháy vé ở khắp châu Âu. Các câu chuyện trong làng cho rằng truyền thống này bắt đầu cách đó nhiều thế kỷ, khi những chàng trai trong làng quá mệt mỏi với việc đi qua các ngọn núi để gặp gỡ các cô gái ở ngôi làng kế bên. Do đó, họ đã treo dây qua thung lũng để làm con đường tắt. Sau này, việc đi trên dây trở thành cách gây ấn tượng với nữ giới.

Dân làng đã từng quảng cáo về tài đi dây của mình từ đầu thế kỷ 19. Ngày nay, truyền thống này đã dần mai một do nạn thất nghiệp và di cư ra thành phố, cùng nhiều yếu tố khác. Dân số làng Tsovkra-1 đã giảm tới 87%. Tuy nhiên, hiệu trưởng ngôi trường huấn luyện đi trên dây đã tìm được nguồn vốn để đầu tư cho cơ sở của mình. Mục tiêu của họ là huấn luyện các nghệ sỹ mới và lấy lại danh tiếng năm xưa. Đáng tiếc là doanh nhân cấp vốn cho ngôi trường này đã qua đời trước khi hoàn thành đầy đủ lời hứa của mình.

Phan Hạnh

Theo Knowledgenut