Cảm phục cặp vợ chồng dành ra 26 năm để hồi sinh một cánh rừng

(Dân trí) - Hôm nay là ngày Môi trường Thế giới (5/6), hãy cùng chia sẻ câu chuyện về hai con người tuyệt vời đã dành ra 26 năm để hồi sinh một cánh rừng…

Một cặp vợ chồng đã dành ra 26 năm để trồng lại một cánh rừng hoang phế mà họ đã mua lại hồi năm 1991, giờ đây, cảnh vật sau quá trình dày công chăm sóc đã hoàn toàn đổi khác. Hôm nay là ngày Môi trường Thế giới (5/6), hãy cùng chia sẻ câu chuyện về hai con người tuyệt vời này…

Chị Pamela Gale Malhotra và chồng - anh Anil Malhotra sở hữu khu bảo tồn Sai - khu bảo tồn động thực vật hoang dã tư nhân duy nhất ở Ấn Độ. Hai người đã cùng nhau trồng cây, gây rừng, hồi sinh và bảo vệ cho đời sống thiên nhiên hoang dã bên trong khu bảo tồn của mình, kể từ khi quyết tâm thành lập một khu bảo tồn nằm trên cánh rừng hoang phế hồi năm 1991.

Giờ đây, khu bảo tồn Sai đã là một cánh rừng nhiệt đới rậm rạp, trải rộng trên diện tích hơn 1,2km2, là ngôi nhà lý tưởng cho các loài động vật hoang dã tìm tới sinh sống, với hơn 200 loài động thực vật đang nằm trong diện bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới, bao gồm voi Châu Á và hổ Bengal.

Chị Pamela chia sẻ với báo chí: “Khi chúng tôi mới tới đây, đất rừng mà chúng tôi mua được đều là đất trống đồi trọc, đồng ruộng, đồn điền bị bỏ hoang từ lâu. Trước đó, việc phá rừng đã diễn ra khiến chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể gây dựng được một cánh rừng xanh xuất hiện trở lại tại nơi này”.

Khu bảo tồn Sai nằm ở quận Kodagu, bang Karnataka, Ấn Độ. Quận Kodagu đã chứng kiến một sự sụt giảm nghiêm trọng về diện tích rừng, từ 86% diện tích trong quận là đất rừng hồi thập niên 1970 sụt giảm xuống còn 16% ở thời điểm hiện tại. Chị Pamela giải thích rằng việc này đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn nước của địa phương.

Cùng với nhau, hai vợ chồng chị Pamela đã kiên nhẫn hàn gắn lại cánh rừng để khu bảo tồn mà họ gây dựng có thể trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các loài động vật, và rồi các loài động vật lại giúp họ giữ cho cánh rừng mạnh khỏe.

“Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi bước đi trong khu bảo tồn. Tôi chưa bao giờ cảm nhận được niềm hạnh phúc nào lớn hơn thế trong cuộc đời”, chị Pamela chia sẻ.

Quận Kodagu ở miền nam Ấn Độ đang phải chứng kiến sự sụt giảm diện tích rừng nghiêm trọng.
Quận Kodagu ở miền nam Ấn Độ đang phải chứng kiến sự sụt giảm diện tích rừng nghiêm trọng.

Chị Pamela Gale Malhotra và chồng - anh Anil Malhotra đã quyết định sẽ tự tay gây dựng một cánh rừng trên khu đất trống mà họ mua được.
Chị Pamela Gale Malhotra và chồng - anh Anil Malhotra đã quyết định sẽ tự tay gây dựng một cánh rừng trên khu đất trống mà họ mua được.

Cặp đôi đã cùng nhau thành lập Khu bảo tồn Sai hồi năm 1991 trên mảnh đất rộng hơn 1,2km2 mua được một cách hợp pháp.
Cặp đôi đã cùng nhau thành lập Khu bảo tồn Sai hồi năm 1991 trên mảnh đất rộng hơn 1,2km2 mua được một cách hợp pháp.

Kể từ đó đến nay, họ không ngừng trồng cây, gây rừng, mở rộng diện tích khu bảo tồn.
Kể từ đó đến nay, họ không ngừng trồng cây, gây rừng, mở rộng diện tích khu bảo tồn.

Cánh rừng nhiệt đới um tùm, rậm rạp giờ đây là nhà của hơn 200 loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó có loài voi Châu Á.
Cánh rừng nhiệt đới um tùm, rậm rạp giờ đây là nhà của hơn 200 loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó có loài voi Châu Á.

“Khi chúng tôi mới tới đây, đa phần đất đai được bán cho chúng tôi đều chỉ là đất trống”, chị Pamela chia sẻ.
“Khi chúng tôi mới tới đây, đa phần đất đai được bán cho chúng tôi đều chỉ là đất trống”, chị Pamela chia sẻ.

Hai vợ chồng chị đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể gây dựng một cánh rừng.
Hai vợ chồng chị đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để có thể gây dựng một cánh rừng.

Bù lại, giờ đây, khi bước đi trong rừng, họ cảm nhận một niềm hạnh phúc lớn lao mà không gì khác trong cuộc đời có thể so sánh được.
Bù lại, giờ đây, khi bước đi trong rừng, họ cảm nhận một niềm hạnh phúc lớn lao mà không gì khác trong cuộc đời có thể so sánh được.

“Tôi vẫn còn nhớ thời điểm đầu, khi bước đi trong cánh rừng hoang phế, tôi chẳng nghe thấy tiếng của loài động vật nào ngoại trừ tiếng chân tôi bước”, chị Pamela nhớ lại.
“Tôi vẫn còn nhớ thời điểm đầu, khi bước đi trong cánh rừng hoang phế, tôi chẳng nghe thấy tiếng của loài động vật nào ngoại trừ tiếng chân tôi bước”, chị Pamela nhớ lại.

“Nhưng giờ đây, nơi này đã rất sống động và tràn ngập thanh âm đa dạng của các loài động thực vật”.
“Nhưng giờ đây, nơi này đã rất sống động và tràn ngập thanh âm đa dạng của các loài động thực vật”.

Kể từ những ngày tháng tuổi trẻ bắt đầu cùng chồng thực hiện một ý định lớn lao, cho tới hôm nay, khi cả hai người đều đã ở tuổi xế chiều, chị Pamela hy vọng cánh rừng của mình sẽ tiếp tục được mở rộng và được bảo vệ để hoạt động hiệu quả, trở thành mái nhà chung an toàn cho các loài động thực vật hoang dã.
Kể từ những ngày tháng tuổi trẻ bắt đầu cùng chồng thực hiện một ý định lớn lao, cho tới hôm nay, khi cả hai người đều đã ở tuổi xế chiều, chị Pamela hy vọng cánh rừng của mình sẽ tiếp tục được mở rộng và được bảo vệ để hoạt động hiệu quả, trở thành mái nhà chung an toàn cho các loài động thực vật hoang dã.

Mỗi lần bước đi trong cánh rừng, vợ chồng chị Pamela đều cảm nhận niềm hạnh phúc lớn lao.
Mỗi lần bước đi trong cánh rừng, vợ chồng chị Pamela đều cảm nhận niềm hạnh phúc lớn lao.

Niềm vui mà cánh rừng đưa lại cho vợ chồng chị Pamela lớn hơn bất cứ niềm hạnh phúc nào khác họ từng trải nghiệm trong đời.
Niềm vui mà cánh rừng đưa lại cho vợ chồng chị Pamela lớn hơn bất cứ niềm hạnh phúc nào khác họ từng trải nghiệm trong đời.

Cảm phục cặp vợ chồng dành ra 26 năm để hồi sinh một cánh rừng

Bích Ngọc
Theo Bored Panda/Times of India