Bộ ảnh về dàn nhạc giao hưởng khiếm thị đầu tiên tại Thái Lan

(Dân trí) - Những thành viên trong dàn nhạc giao hưởng khiếm thị Thai Blind Orchestra không thể nhìn thấy gì, nhưng các em có thể nghe được và vẫn có thể “xoay xở” để cùng nhau chơi nhạc. Mục tiêu của dàn nhạc là giúp chính bản thân các em và người nghe cảm thấy hạnh phúc.

Thai Blind Orchestra là dàn nhạc đầu tiên của Thái Lan được thành lập để dành cho những nhạc công trẻ khiếm thị hoặc gặp phải những khiếm khuyết về thị lực gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của các em.

Dàn nhạc được thành lập vào năm 2014 theo ý tưởng của một nhạc công theo đuổi dòng nhạc cổ điển - anh Alongkot Chukaew. Alongkot dạy trẻ khiếm thị chơi nhạc dựa trên hệ thống chữ Bray (chữ nổi cho người khiếm thị). Các em học đọc bản nhạc theo cách dành riêng cho người khiếm thị và được dạy cách học thuộc vị trí đặt các ngón tay trên nhạc cụ

Hãy cùng “đột nhập” một buổi học đàn của dàn nhạc dành cho trẻ khiếm thị Thai Blind Orchestra:

Cậu thiếu niên Kritsada Thanyawanichapong đang luyện tập chơi cello trước một buổi luyện tập của cả dàn nhạc tại ngôi trường dành cho trẻ khiếm thị ở thành phố Lopburi, Thái Lan. Ban nhạc Thai Blind Orchestra gồm những thanh thiếu niên khiếm thị có niềm đam mê với âm nhạc, ở độ tuổi từ 9-18 tuổi.
Cậu thiếu niên Kritsada Thanyawanichapong đang luyện tập chơi cello trước một buổi luyện tập của cả dàn nhạc tại ngôi trường dành cho trẻ khiếm thị ở thành phố Lopburi, Thái Lan. Ban nhạc Thai Blind Orchestra gồm những thanh thiếu niên khiếm thị có niềm đam mê với âm nhạc, ở độ tuổi từ 9-18 tuổi.
Cô bé Tanakarn Rungransri đang chuẩn bị luyện tập với cây đàn violin. Xung quanh em là những thành viên khác trong ban nhạc.
Cô bé Tanakarn Rungransri đang chuẩn bị luyện tập với cây đàn violin. Xung quanh em là những thành viên khác trong ban nhạc.
Việc luyện tập đối với các thành viên trong Thai Blind Orchestra rất khó khăn, do các em không thể đọc được bản nhạc một cách dễ dàng. Từng vị trí đặt ngón tay trên nhạc cụ đều phải được học thuộc. Bên cạnh việc luyện tập cùng nhau, các em cũng phải dành nhiều thời gian để tự mình luyện tập riêng.
Việc luyện tập đối với các thành viên trong Thai Blind Orchestra rất khó khăn, do các em không thể đọc được bản nhạc một cách dễ dàng. Từng vị trí đặt ngón tay trên nhạc cụ đều phải được học thuộc. Bên cạnh việc luyện tập cùng nhau, các em cũng phải dành nhiều thời gian để tự mình luyện tập riêng.
Các thành viên trong Thai Blind Orchestra cùng nhau chuẩn bị phục trang trước khi bước ra biểu diễn tại một sự kiện âm nhạc tổ chức ở một khách sạn tại Bangkok, Thái Lan.
Các thành viên trong Thai Blind Orchestra cùng nhau chuẩn bị phục trang trước khi bước ra biểu diễn tại một sự kiện âm nhạc tổ chức ở một khách sạn tại Bangkok, Thái Lan.
Một buổi luyện tập chung của cả dàn nhạc.
Một buổi luyện tập chung của cả dàn nhạc.
Điều thường thấy ở Thai Blind Orchestra, đó là các thành viên của dàn nhạc khi đi đâu thường bám vào nhau như thế này.
Điều thường thấy ở Thai Blind Orchestra, đó là các thành viên của dàn nhạc khi đi đâu thường bám vào nhau như thế này.
Một cô bé khiếm thị có tên Cholticha Iamvijit, 10 tuổi, vừa mới gia nhập dàn nhạc. Cô bé đang “thẩm âm” cây vĩ cầm của mình.
Một cô bé khiếm thị có tên Cholticha Iamvijit, 10 tuổi, vừa mới gia nhập dàn nhạc. Cô bé đang “thẩm âm” cây vĩ cầm của mình.
Các thành viên trong Thai Blind Orchestra cùng nhau luyện tập.
Các thành viên trong Thai Blind Orchestra cùng nhau luyện tập.
Cô bé Cholticha Iamvijit chợp mắt một lúc trong giờ nghỉ giải lao của buổi luyện tập.
Cô bé Cholticha Iamvijit chợp mắt một lúc trong giờ nghỉ giải lao của buổi luyện tập.
Một giáo viên dạy nhạc của Thai Blind Orchestra - thầy Kritsanapan Punsuk - đang hướng dẫn thêm cho hai cô học trò chơi đàn viola. Trong dàn nhạc có những em bị khiếm thị, có những em bị mất thị lực nặng, và cũng có những em ngoài khiếm thị còn phải chịu cả những khuyết tật bẩm sinh khác nữa. Đến với Thai Blind Orchestra là những giáo viên nhiệt tâm, họ làm việc tận tụy với các em nhỏ một cách tự nguyện, không đòi hỏi thù lao.
Một giáo viên dạy nhạc của Thai Blind Orchestra - thầy Kritsanapan Punsuk - đang hướng dẫn thêm cho hai cô học trò chơi đàn viola. Trong dàn nhạc có những em bị khiếm thị, có những em bị mất thị lực nặng, và cũng có những em ngoài khiếm thị còn phải chịu cả những khuyết tật bẩm sinh khác nữa. Đến với Thai Blind Orchestra là những giáo viên nhiệt tâm, họ làm việc tận tụy với các em nhỏ một cách tự nguyện, không đòi hỏi thù lao.
Các thành viên trong Thai Blind Orchestra phải tự chủ động luyện tập để hòa vào nhịp độ của dàn nhạc, bên cạnh thời gian luyện tập để hòa điệu với nhau, mỗi em đều phải tự dành thời gian luyện tập riêng.
Các thành viên trong Thai Blind Orchestra phải tự chủ động luyện tập để hòa vào nhịp độ của dàn nhạc, bên cạnh thời gian luyện tập để hòa điệu với nhau, mỗi em đều phải tự dành thời gian luyện tập riêng.
Hai cậu thiếu niên Kritsada Thanyawanichapong và Somsak Chaima đang trò chuyện trong giờ nghỉ giải lao của buổi luyện tập.
Hai cậu thiếu niên Kritsada Thanyawanichapong và Somsak Chaima đang trò chuyện trong giờ nghỉ giải lao của buổi luyện tập.
Cô bé Kanya Phu-ard, 12 tuổi, bật cười sảng khoái trong giờ nghỉ giải lao.
Cô bé Kanya Phu-ard, 12 tuổi, bật cười sảng khoái trong giờ nghỉ giải lao.

Bích Ngọc
Theo Boston Globe