Bí mật đằng sau những tác phẩm nghệ thuật

(Dân trí)- Việc phát minh ra tia X-quang vào năm 1895 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng giúp các nhà khoa học khám phá ra những bí mật ẩn sau những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng.

Và dưới đây là một số phát hiện quan trọng thu được khi sử dụng tia X-quang phân tích các tác phẩm tranh của các danh họa nổi tiếng.

Bức La Belle Ferronniére của danh họa Leonard De Vinci

Bức La Belle Ferronniére của danh họa Leonard De Vinci trưng bày tại bảo tàng Louvre, Pháp.

Bức La Belle Ferronniére của danh họa Leonard De Vinci trưng bày tại bảo tàng Louvre, Pháp.

 
 Bức tranh La Bell Ferronniére của danh họa Leonard De Vinci đã trở thành tác phẩm đầu tiên được sử dụng tia X-quang để xác thực nguồn gốc. Mặc dù ai cũng biết bức tranh này đang được trưng bày ở bảo tàng Louvre nhưng năm 1929, bà Andre Hahn cho rằng chính phiên bản tranh mà bà đang giữ mới chính là bản gốc. Và khi người bán bức tranh từ chối yêu cầu bồi thường của bà Hahn, bà đã kiện ông ta. Một thử nghiệm bằng tia X-quang đã được đưa ra với kết quả cuối cùng, bức tranh ở bảo tàng Louvre mới là bản gốc. Tia X-quang đã chỉ rõ ra các dấu vết về việc sửa chữa bức tranh trước khi nó được hoàn thành. Hiển nhiên các họa sĩ phải có sự điều chỉnh về đường nét và màu sắc trước khi tác phẩm của họ trở nên hoàn hảo và điều này vốn dĩ không hề có ở những bản sao.

Bức An Old Man in Military Costume của họa sĩ Rembrandt van Rijn

Bức Old Man in Military Costume của họa sĩ Rembrandt van Rijn hoàn thành năm 1631

Bức Old Man in Military Costume của họa sĩ Rembrandt van Rijn hoàn thành năm 1631

Tia X-quang đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra chân dung người đàn ông trẻ ẩn sau bức tranh.

Tia X-quang đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra chân dung người đàn ông trẻ ẩn sau bức tranh.

Việc ứng dụng công nghệ X-quang trong nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật đã có nhiều chuyển biến tích cực kể từ khi nó được sử dụng lần đầu vào năm 1929. Gần đây các nhà khoa học đã khám phá ra một chân dung khác ẩn sau bức tranh Old Man in Military Costume của họa sĩ người Hà Lan Rembrandt van Rijn . Chân dung mô tả một người đàn ông còn rất trẻ trong trang phục đơn giản hơn. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thể khám phá ra được danh tính của người đàn ông này.

Bức The Red Armchair của họa sĩ Pablo Picasso

Bức The Red Armchair và phát hiện về lớp sơn đặc biệt được sử dụng của danh họa Pablo Picasso

Bức The Red Armchair và phát hiện về lớp sơn đặc biệt được sử dụng của danh họa Pablo Picasso

Một nghiên cứu tại Phòng Thí nghiệm Quốc gia Argonne (Mỹ) mới công bố, Pablo Picasso- họa sĩ nổi tiếng với trường phái lập thể, đã "phá vỡ một vài quy ước" khi sử dụng sơn để vẽ tranh sơn dầu. Cụ thể, khi họ sử dụng tia X-quang để phân tích bức The Red Armchair các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng Picasso sử dụng sơn tường nhà, thay vì sơn dầu trong hội họa. Và sau khi Phòng Thí nghiệm Quốc gia Argonne sử dụng tia X-quang để phân tích các sắc tố trong bức tranh với độ phóng đại lên tới 30 nano mét, họ đã có câu trả lời rõ ràng: Picasso sử dụng loại sơn tường nhà Ripolin, với dấu hiệu khô nhanh chóng, bề mặt mịn như cẩm thạch.

Bức Still Life With Meadow Flowers and Roses của họa sĩ Van Gogh

Still Life With Meadow Flowers and Roses của họa sĩ Van Gogh

Still Life With Meadow Flowers and Roses của họa sĩ Van Gogh

Hình ảnh hai đô vật được phát hiện bằng tia X-quang

Hình ảnh hai đô vật được phát hiện bằng tia X-quang

Bức Still Life With Meadow Flowers and Roses được cho là một tác phẩm của Van Gogh, đã nằm trong bảo tàng Hà Lan từ năm 1974. Nhưng có những nghi ngờ về bức tranh bởi phong cách vẽ tranh và kích cỡ phông tranh không như phong cách thường thấy của Van Gogh và nó đã bị đề là “vô danh” vào năm 2003. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nay đã chứng thực được bức tranh bằng việc sử dụng công nghệ tia X-quang. Nghiên cứu mới còn cho thấy, Van Gogh đã vẽ bức tranh tĩnh vật này đè lên hình ảnh 2 đô vật.

Bức Chân dung Sir Fancis Walsingham của họa sĩ vô danh thế kỷ 16

Bức Chân dung Sir Fancis Walsingham của họa sĩ vô danh thế kỷ 16

Bức Chân dung Sir Fancis Walsingham của họa sĩ vô danh thế kỷ 16

Phát hiện bằng tia X-quang cho thấy hình đức mẹ đồng trinh hiện ra trên bức chân dung

Phát hiện bằng tia X-quang cho thấy hình đức mẹ đồng trinh hiện ra trên bức chân dung

Sir Fancis Walshingham (c. 1532-1590) là người đứng đầu của cơ quan mật vụ dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I. Ông là thành viên của Giáo Hội Tin Lành của nước Anh và một trong những nhiệm vụ chính của ông là tìm ra các nhóm tín đồ Công giáo. Tuy nhiên, phân tích bằng tia X-quang gần đây dựa trên bức chân dung của ông trưng bày tại The National Portrait Gallery cho thấy rằng nó đã được vẽ trên một hình ảnh được cho là Đức mẹ đồng trinh trên tay bế một đứa trẻ. Có rất nhiều giả định được đặt ra sau phát hiện này. Nhưng rõ ràng đây gần giống như một trò đùa của một người theo đạo Công giáo đối với vị mật vụ khét tiếng của Đạo tin lành.

 
Phan Hạnh
Theo Before The Art

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm