Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?

(Dân trí) - Mới đây, báo Anh - tờ Dailymail - đã đăng tải bài viết thể hiện sự thán phục của họ trước sự khéo léo đặc biệt của những người dân Việt Nam...

Báo Anh viết, những người dân Việt Nam đã nghĩ ra một cách tái chế khéo léo, tài tình đối với những bình tiếp nhiên liệu ngoài vốn được dùng cho các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Khi gặp tình huống nguy cấp, để tăng tốc độ, các phi công Mỹ thường cho thả rơi những bình tiếp nhiên liệu này. Những người dân Việt Nam sau đó đã thu lượm lại và biến những công cụ phục vụ chiến tranh trở thành những công cụ phục vụ đời sống dân sinh.

Họ đã biến những bình tiếp nhiên liệu đó thành những chiếc thuyền nhỏ đi lại trên sông một cách hiệu quả.

Những bình tiếp nhiên liệu này được làm từ hợp kim rắn chắc, đã bị thả rơi từ cuối thập niên 1960 - đầu thập niên 1970, cho tới giờ, chúng vẫn xuất hiện rải rác trên một số bến sông ở Việt Nam.

Báo Anh khẳng định, thay vì để những bình nhiên liệu đó nằm mục ruỗng một cách vô ích, những người dân Việt Nam đã khéo léo biến chúng thành những chiếc xuồng tốt, hoạt động bền bỉ suốt vài thập kỷ qua.

Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?

Những người dân Việt Nam đã tái chế những chiếc bình tiếp nhiên liệu cho máy bay phục vụ chiến tranh trở thành những chiếc thuyền hoạt động hiệu quả trên sông.

Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?

Thay vì để những chiếc bình tiếp nhiên liệu nằm mục ruỗng, người dân Việt Nam đã nhanh trí biến chúng thành những chiếc thuyền. Với dáng hình thon gọn, những chiếc thuyền tự chế này đi lại nhanh chóng trên sông nước. Chất liệu hợp kim rắn chắc khiến chúng vẫn còn khá bền sau hàng thập kỷ.

Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?

Những chiếc bình nhiên liệu này đã bị thả rơi hồi cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970. Cho tới giờ, chúng vẫn còn xuất hiện rải rác trên các bến sông ở Việt Nam.

Báo Anh thán phục sự khéo léo của người Việt như thế nào?

Những bình tiếp nhiên liệu này thường bị máy bay chiến đấu, máy bay ném bom thả rơi khi gặp tình huống nguy cấp, để máy bay có thể tăng tốc.

Một bến sông với những con thuyền được tái chế từ bình tiếp nhiên liệu.

Một bến sông với những con thuyền được tái chế từ bình tiếp nhiên liệu.

Một vài bình tiếp nhiên liệu đã cũ.

Một vài bình tiếp nhiên liệu đã cũ.

Một vài bình tiếp nhiên liệu đã cũ.

Những chiếc bình này được làm từ hợp kim rắn chắc nên độ bền khá cao, giờ đây, sau hơn 4 thập kỷ sử dụng, nhiều chiếc vẫn còn ở tình trạng tốt.

Một vài bình tiếp nhiên liệu đã cũ.

Những người dân Việt Nam đã biến những món đồ phục vụ chiến tranh trở thành những món đồ hữu ích phục vụ đời sống dân sinh. Ruột rỗng, vỏ mỏng nhẹ, độ bền cao, thiết kế khí động lực… khiến chúng rất thích hợp với vai trò là những chiếc thuyền hoạt động trên sông nước.

 
Bích Ngọc
Theo DM