“Bản danh sách điệp viên”- vở kịch lấy nước mắt khán giả

(Dân trí) - Hướng tới hoạt động chào mừng 60 năm ngày giải phóng Thủ đô, đạo diễn Nguyễn Huy Quang đã khai thác và xây dựng một tác phẩm nghệ thuật với những câu chuyện đầy cảm động nhưng cũng tràn đầy tinh thần hào hùng và quyết tâm bảo vệ nền độc lập.

Hà Nội đang ngày một thêm rộn rã tươi sắc hướng tới lễ kỷ niệm đặc biệt - 60 năm giải phóng Thủ đô: 10/10/1054 – 10/10/2014. Tự hào và trân trọng thời điểm lịch sử ấy, hòa chung không khí cả nước và Thủ Đô đón mừng ngày giải phóng, thầy và trò trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội đã xây dựng một chương trình kỷ niệm với nội dung mang đậm dấu ấn văn hóa Hà Nội.

Một trong những nội dung đó là vở kịch Bản danh sách điệp viên của cố tác giả Văn Báu. Đây là một kịch bản nổi tiếng của tác giả Văn Báu khi ông đã lựa chọn đề tài kịch phản gián để xây dựng tác phẩm. Câu chuyện đầy cảm động và bi tráng kể về sự hi sinh thầm lặng của các điệp viên công an Hà Nội cùng lòng quyết tâm bảo vệ thủ đô của toàn thể người dân Hà thành trong cuộc chiến tranh khốţ liệt giai đoạn 1954 khi Pháp chuẩn bị rút quân khỏi Việt Nam. Khi đó người Pháp đã cài lại một mạng lưới điệp viên để phục vụ cho âm mưu sau này với Việt Minh, đồng thời để đánh sau lưng người Mỹ. Có được bản danh sách đó thì mạng lưới điệp viên của Pháp mới bị tiêu diệt hoàn toàn, và chính vì vậy cả Việt Minh và người Mỹ đều quyết tâm có được tài liệu quan trọng này…

Cảnh trong vở Bản danh sách điệp viên

Cảnh trong vở "Bản danh sách điệp viên"

Diễn biến vở kịch xoay quanh nhân vật chính là một chiến sĩ công an tình báo của Hà Nội được gài vào hàng ngũ của Pháp - Henry Thọ tức Sơn, cùng cô gái điệp viên làng hoa Ngọc Hà mang tên Huệ. Tình yêu giữa hai người đã phải trải qua những thử thách khốc liệt của chiến tranh, những nguy hiểm trong công tác tình báo. Và rồi, để bảo vệ cho bí mật cách mạng và đồng đội khi bị bắt, Huệ đã chọn cách hi sinh quyết không khai một lời dưới đòn tra tấn dã man của đế quốc. Henry Thọ - tức Sơn cũng đã vượt qua mọi thử thách cám dỗ, nguy hiểm để có được bản danh sách điệp viên cho cách mạng!

Đạo diễn trẻ Nguyễn Huy Quang đã khai thác và xây dựng một tác phẩm nghệ thuật với những câu chuyện đầy cảm động nhưng cũng tràn đầy tinh thần hào hùng và quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Những hi sinh lớn lao của các chiến sĩ điệp viên trước những đòn tra tấn dã man và lòng dũng cảm phi thường cùng tình yêu nước, yêu Thủ đô rực cháy của những người Hà Nội cùng bao tấm gương trong vở kịch được tái hiện bằng những thủ pháp nghệ thuật ấn tượng, làm nên một bài ca bất tử về sức mạnh của ý chí và lòng yêu nước, yêu thủ đô của người Việt Nam, Hà Nội…

Đạo diễn Nguyễn Huy Quang

Đạo diễn Nguyễn Huy Quang

Vở kịch đã quy tụ sinh viên rất nhiều thế hệ đang công tác tại nhiều Nhà hát cho đến sinh viên đang học tập cùng sự tham gia biểu diễn của các giảng viên là các NSƯT…Nhiều nghệ sĩ trẻ tuy rất bận lịch công tác tại đoàn nhưng vẫn cố gắng thu xếp về tất cả đều miệt mài tập luyện cho một tác phẩm mang đậm tinh thần hào hoa bi tráng của người Hà Nội.

Đạo diễn Nguyễn Huy Quang cho biết, vở kịch sẽ được công diễn một số nơi trên địa bàn Hà Nội vào đầu tháng 10 như một phần hoạt động đầy ý nghĩa vào ngày lễ kỷ niệm trọng đại của Thủ đô: 10/10/1954- 10/10/2014! Đài TH Hà Nội H1 cũng thu hình Bản danh sách điệp viên để phát sóng.

Được biết Nguyễn Huy Quang đang là giảng viên Trường Cao Đẳng Văn hóa nghệ thuật Hà Nội. Anh từng viết và dựng  chương trình Sử thi Nghìn năm Thăng Long đêm 9/10/2010 trong chuỗi chương trình 10 ngày từ 1-10/10/2010 của Thành phố mỗi đêm một chương trình ở Sân khấu Hoàng cung tượng đài Vua Lý Thái Tổ; dẫn đoàn đi biểu diễn ở CH Séc, Đức tháng 10 năm 2010 theo lời mời của tổ chức bên CH Séc; viết và dựng nhiều vở cho các đơn vị Bộ KHCN, Bộ Công An, Bộ LĐTBXH - Phòng chống TNXH, Trường CĐNTHN…

Trước Bản danh sách điệp viên, anh đã dựng các vở Điều còn lại, Một rừng cây một đời người, Di chứng, Nhảy múa với quỷ dữ, Cát Bụi, Quỷ ám và nhiều chương trình khác…

Một số hình ảnh trong vở “Bản danh sách điệp viên”:


<b style=mso-bidi-font-weight:
normal>Hà Thanh

<b style=mso-bidi-font-weight:
normal>Hà Thanh


<b style=msů-bidi-font-weight:
normal>Hà Thanh


<b style=mso-bidi-font-weight:
normal>Hà Thanh


Hà Thanh