Ảnh hiếm về “thủ phạm” gây ra vụ chìm tàu Titanic

(Dân trí) - Bức ảnh chụp “thủ phạm” gây ra vụ chìm tàu Titanic lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.

Khi xảy ra vụ chìm tàu Titanic, một con tàu khác của Đức có tên Prinz Adalbert đã đi ngang qua hiện trường vụ việc và chụp lại được tảng băng trôi ở ngay gần đó. Theo các thủy thủ có mặt trên tàu, họ còn nhìn thấy màu sơn đỏ của thân tàu Titanic dính trên tảng băng trôi.

Thành viên đoàn thủy thủ đã chụp lại hình ảnh tảng băng “thủ phạm” gây ra vụ chìm tàu bi kịch. Bức ảnh này trước nay vốn chưa từng được công bố rộng rãi và chỉ được treo trong văn phòng của một công ty luật, giờ đây, sau gần một thế kỷ, bức ảnh bất ngờ xuất hiện trở lại tại một cuộc đấu giá.

Nhật ký của người bếp trưởng trên tàu Prinz Adalbert khi đó đã ghi lại rằng tàu đi ngang qua hiện trường vụ chìm tàu Titanic mà không biết, chỉ nhìn thấy một tảng băng trôi có dính sơn màu đỏ. Sau đó, họ mới biết rằng vài tiếng trước đã xảy ra ở đây một vụ chìm tàu bi kịch vào buổi sáng ngày 15/4/1912. Tàu Titanic trước đó đã chìm vào lúc 2h20 sáng cùng ngày.

Ghi chú của người bếp trưởng còn miêu tả lại vết sơn đỏ trên tảng băng trôi trông như thể “tảng băng vừa nạo nguyên một mảng sơn từ một thân tàu”. Về sau, họ mới biết đó chính là sơn từ thân tàu Titanic.


Bức ảnh chụp tảng băng trôi được thực hiện bởi người đầu bếp làm việc trên con tàu Đức Prinz Adalbert khi tàu này đi ngang qua hiện trường vụ chìm tàu Titanic. Bức ảnh này đã được một số cuốn sách viết về thảm kịch chìm tàu Titanic sử dụng nhưng bản thân bức ảnh chưa từng xuất hiện trước công chúng.

Bức ảnh chụp tảng băng trôi được thực hiện bởi người đầu bếp làm việc trên con tàu Đức Prinz Adalbert khi tàu này đi ngang qua hiện trường vụ chìm tàu Titanic. Bức ảnh này đã được một số cuốn sách viết về thảm kịch chìm tàu Titanic sử dụng nhưng bản thân bức ảnh chưa từng xuất hiện trước công chúng.

Bếp trưởng trên tàu đã viết về sự việc này trong nhật trình rằng: Vào ngày chìm tàu Titanic, tàu Prinz Adalbert đã băng ngang một tảng băng trôi. Thảm họa chìm tàu Titanic ở thời điểm đó vẫn chưa được thủy thủ đoàn nghe tới. Trên một mặt của tảng băng trôi có thể nhìn thấy rất rõ màu sơn đỏ, trông như thể tảng băng vừa nạo nguyên một mảng sơn từ một thân tàu.
Bếp trưởng trên tàu đã viết về sự việc này trong nhật trình rằng: Vào ngày chìm tàu Titanic, tàu Prinz Adalbert đã băng ngang một tảng băng trôi. Thảm họa chìm tàu Titanic ở thời điểm đó vẫn chưa được thủy thủ đoàn nghe tới. Trên một mặt của tảng băng trôi có thể nhìn thấy rất rõ màu sơn đỏ, trông như thể tảng băng vừa nạo nguyên một mảng sơn từ một thân tàu.

Người đầu bếp trên tàu chỉ được lưu lại tên là M Linoenewald, chính ông là người đã chụp lại bức ảnh về tảng băng trôi. Giờ đây, lần đầu tiên bức ảnh và những ghi chép của người đầu bếp năm xưa xuất hiện trở lại tại một cuộc đấu giá sau gần 100 năm treo trong văn phòng của một công ty luật hàng hải.

Mức giá ước tính đạt được là từ 10.000 - 15.000 bảng (từ 344 - 516 triệu đồng). Dưới ghi chép của bếp trưởng M Linoenewald có chữ ký của chính ông và chữ ký của 3 thuyền viên khác có mặt trên tàu.

Bức ảnh và những dòng chữ viết tay của đầu bếp M Linoenewald sau đó đã được trao cho công ty luật đại diện cho công ty vận tải hàng hải White Star Line - đơn vị sở hữu con tàu Titanic.

Trong cuộc điều tra thảm họa chìm tàu Titanic khiến 1.523 người thiệt mạng, bức ảnh và những dòng chữ viết tay của đầu bếp M Linoenewald đã được trao cho một công ty luật, sau đó, công ty này đã đóng khung và treo những tư liệu này trong phòng họp của họ suốt hơn một thế kỷ qua cho tới tận năm 2002 khi công ty này ngưng hoạt động.
Trong cuộc điều tra thảm họa chìm tàu Titanic khiến 1.523 người thiệt mạng, bức ảnh và những dòng chữ viết tay của đầu bếp M Linoenewald đã được trao cho một công ty luật, sau đó, công ty này đã đóng khung và treo những tư liệu này trong phòng họp của họ suốt hơn một thế kỷ qua cho tới tận năm 2002 khi công ty này ngưng hoạt động.
Đầu bếp M Linoenewald khi đó đang làm việc trên tàu Prinz Adalbert của Đức.
Đầu bếp M Linoenewald khi đó đang làm việc trên tàu Prinz Adalbert của Đức.

Ngoài ra, những bức ảnh chưa từng công bố được chụp trong ngày hạ thủy con tàu Titanic ở thành phố Belfast (Bắc Ireland) cũng vừa được tình cờ tìm thấy lại sau 103 năm. 5 bức ảnh đen trắng được chụp tại buổi lễ hạ thủy con tàu lớn nhất thế giới thời bấy giờ trước sự chứng kiến của đám đông 100.000 người.

Những bức ảnh này được chụp vào lúc 12h15 chiều ngày 31/5/1911 bởi một doanh nhân sống ở Belfast, người này đã may mắn có được một vị trí quan sát rất gần con tàu Titanic vừa được hoàn tất tại xưởng đóng tàu Harland & Wolff và đang chuẩn bị được hạ thủy.

Những bức ảnh chưa từng thấy trước đây được chụp tại lễ hạ thủy con tàu xấu số Titanic ở một xưởng đóng tàu tại Belfast.
Những bức ảnh chưa từng thấy trước đây được chụp tại lễ hạ thủy con tàu xấu số Titanic ở một xưởng đóng tàu tại Belfast.
5 bức ảnh đen trắng này đã vừa được tìm thấy lại trong một hộp đựng ảnh cũ tại tư gia của người chụp ảnh - người này đã may mắn có được vị trí quan sát khá gần con tàu trong ngày hạ thủy.
5 bức ảnh đen trắng này đã vừa được tìm thấy lại trong một hộp đựng ảnh cũ tại tư gia của người chụp ảnh - người này đã may mắn có được vị trí quan sát khá gần con tàu trong ngày hạ thủy.
Khoảnh khắc hạ thủy tàu Titanic.
Khoảnh khắc hạ thủy tàu Titanic.

Sau khi tàu được hạ thủy, các kỹ sư đóng tàu tiếp tục dành ra vài tháng để hoàn thiện các chi tiết máy trên tàu trước khi Titanic thực hiện chuyến hải trình đầu tiên vào tháng 4/1912.

Tàu Titanic có tải trọng 45.000 tấn khởi hành từ cảng Southampoton ngày 10/4 trong chuyến hải trình đầu tiên tới cảng New York nhưng đã bất ngờ va phải một tảng băng trôi vào lúc 11h40 đêm ngày 14/4 và chìm sau chưa đầy 3 tiếng, vào lúc 2h20 sáng ngày 15/4, khiến 1.523 người thiệt mạng.

Những bức ảnh đã được gia đình của người chụp tình cờ tìm thấy lại trong một hộp đựng ảnh cũ. Giờ đây, khi số ảnh này được đem ra bán đấu giá, chúng được kỳ vọng sẽ đạt mức giá 8.000 bảng (275 triệu đồng).

Đây là những tấm phim âm bản.
Đây là những tấm phim âm bản.

Những bức ảnh này đã được cất giữ trong gia đình người chụp ảnh suốt 103 năm. Cho tới thế hệ hiện tại, người ta đã hoàn toàn lãng quên những bức ảnh cho tới một lần tình cờ dọn lại một chiếc tủ và tìm thấy một hộp đựng ảnh cũ, trong đó có những bức ảnh quý giá này.

Bích Ngọc
Tổng hợp

Ảnh hiếm về “thủ phạm” gây ra vụ chìm tàu Titanic - 9

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm