Ám ảnh trước những bức chân dung biết nói

(Dân trí) - Steve McCurry, nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới về biệt tài "kể chuyện qua ảnh". Trong suốt sự nghiệp của mình, McCurry luôn hướng ống kính vào con người, tập trung khai thác nội tâm và số phận của nhân vật chỉ bằng một “pô” ảnh.

Steve McCurry


Steve McCurry

Sinh ra ở Philadelphia, McCurry tốt nghiệp cử nhân ở hai chuyên ngành mỹ thuật và kiến trúc tại trường Đại học bang Pennsylvania. Sau khi làm việc cho một tờ báo trong hai năm, McCurry bắt đầu làm nhiếp ảnh gia tự do, ông tới Ấn Độ và bắt đầu sự nghiệp riêng của mình. Chính từ nơi đây, ông đã phát hiện ra chân lý của nghệ thuật chụp ảnh chân dung: Hãy quan sát và chờ đợi.

“Muốn chụp ảnh chân dung thành công, tâm hồn người chụp và người được chụp phải giao hoà, xoá đi sự e ngại trước ống kính. Điều này cần thời gian. Nếu biết chờ đợi, những người mà ta muốn chụp sẽ quên mất sự hiện diện của chiếc máy ảnh, chỉ còn lại những con người giao tiếp thân thiện với nhau, tâm hồn bắt đầu cởi mở và thấu hiểu nhau hơn. Lúc đó, thời điểm thích hợp để bấm máy sẽ tự khắc xuất hiện”, McCurry chia sẻ.

Năm 1979, sự nghiệp của McCurry bắt đầu khởi sắc. Khi đó, ông cải trang thành một người dân bản địa, băng qua biên giới Pakistan để sang vùng chiến sự Afghanistan. Khi đến đây, ông đã phải giấu những cuộn phim bằng cách khâu chúng trong những lần vải áo để không ai phát hiện ra ông là nhiếp ảnh gia.

McCurry đã nuôi niềm tin rằng những hình ảnh “độc nhất vô nhị” của mình về vùng chiến sự này sẽ được các báo trên khắp thế giới sử dụng và ông sẽ là một trong những nhiếp ảnh gia chiến trường hiếm hoi ghi lại hình ảnh những cuộc xung đột diễn ra ở nơi đây. Quả thực những bức hình chụp về vùng chiến sự Afghanistan đã đem về cho ông huy chương vàng giải Robert Capa giành cho những nhiếp ảnh gia báo chí hoạt động và đưa tin ở nước ngoài. Giải thưởng này vừa vinh danh tài năng nhiếp ảnh vừa là bằng chứng cho lòng dũng cảm và sự cống hiến hết mình đối với nghề nghiệp.

Trong suốt mấy chục năm làm nghề, McCurry đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế, trong đó đáng kể nhất là danh hiệu Nhiếp ảnh gia tạp chí của năm do Hiệp hội nhiếp ảnh gia báo chí Mỹ trao tặng. Ông cũng từng nhiều lần giành giải cao tại cuộc thi ảnhWorld Press Photo.

McCurry luôn xuất hiện tại những nơi xảy ra xung đột và tập trung vào hậu quả mà những người dân thường phải gánh chịu, đặc tả chúng qua nét mặt của nhân vật. Tác phẩm ảnh của ông luôn xuất hiện trên bìa những tạp chí lớn của nhiều quốc gia. Tác phẩm đỉnh cao của McCurry cho tới nay là hình ảnh của cô gái Afghanistan tại trại tị nạn. Đây là một trong những bức ảnh tiêu biểu nhất của nền nhiếp ảnh thế giới trong thể loại tranh chân dung. Cho tới nay McCurry đã xuất bản 8 cuốn sách ảnh tổng hợp lại những tác phẩm ấn tượng của ông.

Afghanistan, 1995


Afghanistan, 1995

Afghanistan, 1984 - Bức ảnh đỉnh cao của Steve McCurry


Afghanistan, 1984 - Bức ảnh đỉnh cao của Steve McCurry

Afghanistan, 1992


Afghanistan, 1992

Afghanistan, 2002


Afghanistan, 2002

Afghanistan, 2003


Afghanistan, 2003


Afghanistan, 2003


Afghanistan, 2003


Afghanistan, 2003


Afghanistan, 2003

Mali, Tây Phi, 1986


Mali, Tây Phi, 1986


Mali, Tây Phi, 1986


Mali, Tây Phi, 1986

Tây Tạng, 1999

Tây Tạng, 1999


Tây Tạng, 1999


Tây Tạng, 1999


Tây Tạng, 1999

Tây Tạng, 2001


Tây Tạng, 2001


Tây Tạng, 2001

Campuchia, 1999


Campuchia, 1999

Ấn Độ, 2000


Ấn Độ, 2000

Ấn Độ, 2007


Ấn Độ, 2007

Pakistan, 2002


Pakistan, 2002

Nhật Bản, 2007


Nhật Bản, 2007

Và đây là hình ảnh một người đàn ông qua ống kính của Steve McCurry năm 2007
Và đây là hình ảnh một người đàn ông Việt Nam qua ống kính của Steve McCurry năm 2007
 
 
Bích Ngọc
Theo Pond