Đại tiện ra máu: chớ coi thường!

(Dân trí) - Có rất nhiều nguyên nhân, từ các bệnh lý thông thường đến ung thư làm xuất hiện tình trạng đi ngoài phân có máu. Tình trạng này đôi khi xuất hiện đơn lẻ, không kèm theo bất kì triệu chứng nào khiến người bệnh chủ quan mà bỏ qua cơ hội phát hiện bệnh sớm.

Phân có máu: từ bệnh lý thông thường đến ung thư đại trực tràng

Đi ngoài ra máu không hiếm gặp. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần điều trị. Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng chảy máu sau phân, trong phân có lẫn máu (thường ít, bằng mắt thường khó thấy mà phải nhờ xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân).

Trong phân có máu thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu đại trực tràng), cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay thâm đen tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu và thời gian máu đọng.

Đi ngoài phân có máu có nhiều nguyên nhân khác nhau
Đi ngoài phân có máu có nhiều nguyên nhân khác nhau

Đi ngoài phân có máu có thể do một số bệnh lý:

• Trĩ: đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, thường màu đỏ tươi. Một số trường hợp còn thấy chảy máu khi ngồi xổm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như đau hậu môn, ngứa hậu môn.

• Các bệnh đường tiêu hóa: chảy máu đại trực tràng thấy máu đỏ trong khi đó máu có màu đen hay đỏ thẫm thường do chảy máu đoạn trên đường tiêu hóa.

• Nứt kẽ hậu môn: tình trạng chảy máu trong phân ở bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể có nhưng số lượng máu thường không nhiều, máu có màu đỏ nhạt. Ngoài ra, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn còn có biểu hiện đau hậu môn khi đại tiện (điển hình nhất), chảy dịch ở vết nứt hậu môn…

• Polyp trực tràng: là khối u lồi vào trong lòng trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đi ngoài phân có máu tươi là triệu chứng thường gặp nhất, máu thường phủ ngoài mặt phân không trộn lẫn với phân. Với nhiều khối polyp có kích thước lớn dần trên 5 mm, được các bác sĩ cảnh báo nguy cơ trở thành ung thư đại trực tràng sau này.

• Ung thư dạ dày: đi ngoài phân đen có máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, nhưng ít phổ biến hơn và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn - khi khối u lớn bị vỡ, hoại tử...

• Ung thư đại trực tràng: máu trong phân là một trong những triệu chứng sớm có thể gặp. Máu có thể có màu đỏ, đôi khi xuất hiện với số lượng ít (máu ẩn trong phân). Có đến khoảng 60% bệnh nhân mắc ung thư trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu và đây cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất.

Ung thư đại trực bắt nguồn từ các mô đại tràng (phần dài nhất của ruột già), trực tràng (vài inch cuối của ruột già, trước hậu môn), thường là kết quả từ sự phát triển của polyp trong đại tràng. Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam, và đứng thứ ba ở nữ giới với tổng số ca mắc ước tính đến 2020 ở hai giới có thể đạt khoảng 24 nghìn ca.

Ngoài hiện tượng đi ngoài phân có máu, các bác sĩ Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc cho biết bệnh nhân ung thư đại trực tràng còn có các biểu hiện khác như:

• Đau bụng

• Táo bón

• Chướng bụng

• Thay đổi thói quen đại tiện, phân lỏng, dẹt

• Tiểu không tự chủ, tiểu gắt buốt khi khối u phát triển ảnh hưởng đến bàng quang

• Buồn nôn, nôn ói

• Giảm cân không rõ lý do

• Cơ thể mệt mỏi…

Xét nghiệm phát hiện sớm máu trong phân

Thực tế, đi ngoài phân có lẫn máu đôi khi rất khó quan sát bằng mắt thường ở giai đoạn sớm do máu chảy với số lượng ít. Đến khi máu chảy nhiều thì bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Chính vì vậy, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (FOBT) luôn được được khuyến khích thực hiện, đặc biệt với những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao (trên 40 tuổi, có polyp đại trực tràng, tiền sử gia đình có người mắc bệnh…).

Xét nghiệm tìm máu trong phân được các chuyên gia đánh giá là một trong những xét nghiệm quan trọng để sàng lọc ung thư đại trực tràng trong cộng động với độ đặc hiệu khá cao, lên tới 80%. Để tránh dương tính giả, bệnh nhân cần chú ý tránh một số loại thực phẩm như củ cải, chuối, cá trích, thuốc Aspirin, vitamin C…

Trường hợp kết quả bất thường hay với những người kết quả âm tính nhưng thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp khác để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như:

Nội soi đại trực tràng phát hiện những tổn thương sớm ở đại tràng, trực tràng
Nội soi đại trực tràng phát hiện những tổn thương sớm ở đại tràng, trực tràng

• Nội soi: là một trong những biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Soi trực tràng với ống soi cứng cho phép phát hiện các tổn thương của trực tràng và cả đoạn đại tràng xích ma. Soi trực tràng còn cho biết hình dạng, kích thước, vị trí khối u so với rìa hậu môn để lựa chọn phác đồ thích hợp. Soi đại tràng bổ sung cho soi trực tràng để phát hiện những tổn thương phối hợp như ung thư nhiều ổ, polyp đại tràng…

• Chụp khung đại tràng: có thể phát hiện những tổn thương nhỏ, polyp đại tràng

• Siêu âm: siêu âm bụng có thể phát hiện u đại tràng, hạch ở bụng. Siêu âm nội trực tràng với đầu dò có dải tần cao cho phép đánh giá tình trạng xâm lấn của khối u

• Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ: là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, giúp đánh giá đầy đủ tình trạng bệnh

Thực tế, không phải bệnh nhân ung thư đại trực tràng nào cũng có biểu hiện sớm. Chính vì vậy, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với những người trên 40 tuổi, có tiền sử bị viêm loét đại tràng, tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng…

Luôn đồng hành cùng mọi khách hàng trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai nhiều gói khám tầm soát ung thư khác nhau, trong đó có gói tầm soát ung thư đại trực tràng. Gói khám được thiết kế khoa học với đầy đủ các xét nghiệm có thể phát hiện ung thư sớm ngay khi bệnh chưa có biểu hiện. (Chi tiết: Tại đây )

Để đăng kí khám tại Bệnh viện Thu Cúc hay biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 96.