Bị nhiệt miệng đi khám mới phát hiện mắc ung thư lưỡi
Trường hợp của anh H.V.T (54 tuổi, ở Bắc Giang). Sau một thời gian uống thuốc chữa nhiệt miệng không khỏi, anh tới bệnh viện khám mới biết mình mắc ung thư lưỡi.
Ung thư lưỡi dễ nhầm lẫn với các bệnh ở miệng thông thường
Các bệnh ở miệng thường gặp như viêm lợi, viêm loét miệng, nhiệt miệng, đau rát lưỡi… Những bệnh lý ở miệng thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cần được xử trí bằng việc dùng thuốc.
Trường hợp của anh H.V.T ở Bắc Giang bị nhiệt miệng hơn 1 tuần không khỏi. Anh tự mua thuốc về điều trị tại nhà. Sau một thời gian dùng thuốc, tình trạng nhiệt miệng không cải thiện, vết loét do nhiệt miệng to ra gây ảnh hưởng tới ăn uống. Lúc này anh mới đi khám thì tá hỏa vì phát hiện ung thư lưỡi.
Không chỉ trường hợp của anh H.V.T mà cũng có nhiều trường hợp không phát hiện sớm ung thư lưỡi do các triệu chứng bệnh mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ở miệng, khó nhận biết. Trong khi đó, ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
Những triệu chứng cảnh báo ung thư lưỡi cần đi khám ngay
Theo các bác sĩ Ung bướu Bệnh viện Thu Cúc, bệnh ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh chỉ biết mình mắc ung thư lưỡi khi bệnh đã tiến triển với các triệu chứng như:
- Khó khăn khi vận động lưỡi
- Kích thước của lưỡi có sự thay đổi, sưng và to lên bất thường
- Màu sắc lưỡi thay đổi sang màu trắng, đỏ hoặc đen
- Cảm giác đau rát trên lưỡi
- Xuất hiện tổn thương trên lưỡi
- Bị nhiệt miệng trong thời gian dài
- Gặp khó khăn trong ăn uống và nói chuyện
- Tăng tiết nước bọt, chảy máu
- Hơi thở hôi thối, có mùi khó chịu
- Có ổ loét ở lưỡi, vết loét phát triển nhanh, lan rộng trên bề mặt và xung quanh lưỡi
Cũng theo các bác sĩ, đa số các tổn thương ung thư lưỡi thường xuất hiện ở bờ tự do của lưỡi, dưới lưỡi, mặt trên lưỡi hoặc đầu lưỡi.
Những ai dễ mắc ung thư lưỡi?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc ung thư lưỡi, tuy nhiên bệnh dễ gặp phải ở những đối tượng sau:
- Độ tuổi trung niên: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh: Nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư lưỡi thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Hút thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá và khói thuốc rất có hại cho cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi và các bệnh ung thư khác như phổi, vòm họng…
- Nghiện rượu: Theo nghiên cứu, có tới 70-80% người bị ung thư lưỡi có liên quan tới rượu.
- Vệ sinh răng miệng kém: Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên lấy cao răng, kiểm tra răng miệng định kỳ cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi.
- Nhiễm virus HPV: Đây là loại virus có khả năng gây nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có ung thư lưỡi. Virus này có thể lây lan từ người này sang người kia qua đường “yêu” bằng miệng.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D và khoáng chất
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, để phòng tránh ung thư lưỡi chúng ta cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày: Đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn hàng ngày; Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống; Chủ động kiểm tra răng miệng định kỳ và đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường nêu trên.
Để giúp khách hàng có cơ hội phát hiện sớm các bệnh lý ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc hiện đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư như gói tầm soát ung thư cơ bản, gói tầm soát ung thư nâng cao, gói tầm soát ung thư riêng từng bộ phận.
Xem chi tiết các gói tầm soát ung thư Tại đây.
Để tìm hiểu thêm thông tin về các gói khám, hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 96/ hotline: 0904 970 909.