5 hiểu lầm “chết người” về ung thư thực quản

(Dân trí) - Ung thư thực quản mặc dù nguy hiểm nhưng có thể chữa được nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực. Đáng tiếc là nhiều người vẫn còn mơ hồ và hiểu sai về căn bệnh này, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Dưới đây là những hiểu lầm về ung thư thực quản mà nhiều người Việt hay mắc phải:

Có triệu chứng mới là mắc bệnh

Thực tế: nhiều người mang trong mình mầm bệnh ung thư thực quản mà không hề hay biết vì không có triệu chứng bất thường.

Theo bác sĩ Lucy – Khoa Ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc: “Không giống như các bệnh ung thư khác đôi khi có thể có dấu hiệu cảnh báo sớm, ung thư thực quản thường không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào trong giai đoạn đầu, khi ung thư ở thực quản và chưa lan sang các cơ quan hoặc hạch bạch huyết khác. Chính vì thế mà nhiều người vẫn cứ ngỡ mình đang khỏe mạnh mà không hề biết đang mang mầm bệnh trong người.”

Đến giai đoạn sau, các triệu chứng của ung thư thực quản bao gồm:

Khó nuốt là dấu hiệu phổ biến của ung thư thực quản giai đoạn tiến triển
Khó nuốt là dấu hiệu phổ biến của ung thư thực quản giai đoạn tiến triển

● Khó nuốt

● Ợ nóng hoặc khó tiêu mãn tính

● Thường xuyên bị nghẹt thở trong khi ăn

● Đau ngực, cảm thấy nóng rát cổ họng

● Giảm cân không rõ nguyên nhân

● Ho hoặc khàn tiếng

● Buồn nôn và nôn

● Ho ra máu

● Khó thở, tức ngực nếu ung thư di căn phổi; vàng da, vàng mắt, ngứa da nếu ung thư di căn gan; đau đầu, suy giảm trí nhớ… nếu ung thư di căn não…

Chỉ gặp ở nam giới lớn tuổi

Thực tế: ung thư thực quản có thể gặp ở bất cứ ai, nam giới hay phụ nữ, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh.

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nam giới có nguy cơ bị ung thư thực quản cao gấp 3 lần nữ giới và chỉ có dưới 15% các trường hợp được tìm thấy ở những người dưới 55 tuổi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc ung thư thực quản chỉ gặp ở nam giới lớn tuổi. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Đặc biệt, những người dưới đây cũng có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao hơn người bình thường:

● Ợ nóng mãn tính

● Mắc bệnh trào ngược axit, Bệnh trào ngược dạ dày, GERD

● Béo phì

● Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài

● Uống nhiều rượu

● Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại

Bị ung thư thực quản là sẽ chết

Thực tế: ung thư thực quản có thể chữa được.

Nhiều người tuyệt vọng khi bị chẩn đoán ung thư thực quản
Nhiều người tuyệt vọng khi bị chẩn đoán ung thư thực quản

Bác sĩ Lucy cho biết, khi đối mặt với ung thư thực quản, nhiều người tuyệt vọng và nghĩ rằng sẽ bị tử thần gọi tên. Cho rằng việc điều trị là vô ích và tốn kém nên họ đã không tiếp nhận và vì thế, tự mình bỏ qua cơ hội sống của chính mình.

Tuy nhiên, quan điểm này không chính xác. Mặc dù ung thư thực quản nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao, nhưng các chuyên gia cho biết, có thể chữa được nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ở giai đoạn đầu (0 - I), tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 60 – 70%. Ở giai đoạn II, tỉ lệ này là 30%. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 15% ở giai đoạn III và 10% ở giai đoạn IV.

Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp

Thực tế: ung thư nói chung và ung thư thực quản nói riêng không phải là bệnh lây nhiễm.

Bệnh nhân ung thư thực quản ngoài việc điều trị cũng rất cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ung thư thực quản là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đường thở nên có tâm lý kỳ thị, né tránh người bệnh. Đây là quan niệm sai lầm. Ung thư thực quản không phải là bệnh lây nhiễm, nên không lây qua con đường tiếp xúc với người bệnh như nước bọt, dùng chung đồ dùng, thức ăn…

Không thể phát hiện sớm ung thư thực quản

Thực tế: có thể phát hiện sớm ung thư thực quản bằng tầm soát ung thư.

Tầm soát ung thư thực quản là cách hữu hiệu nhất trong việc phát hiện dấu ấn ung thư thực quản từ giai đoạn rất sớm – khi người bệnh chưa có triệu chứng. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả, triệt để.

Bác sĩ Lucy đang khám tầm soát ung thư thực quản cho một khách hàng tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện Thu Cúc
Bác sĩ Lucy đang khám tầm soát ung thư thực quản cho một khách hàng tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện Thu Cúc

Các xét nghiệm quan trọng trong tầm soát ung thư thực quản:

● Nội soi thực quản: đây là phương pháp sử dụng một ống nhỏ có gắn đèn sáng ở đầu để đưa vào bên trong thực quản. Thông qua thiết bị camera ở đầu ống, bác sĩ có thể nhận diện được sự có mặt của khối u ác tính vùng thực quản. Từ đó, nếu nghi nghờ, sẽ tiếp tục sinh thiết và đưa ra kết luận chính xác.

● Chụp thực quản: người bệnh được chỉ định uống chất lỏng cản quang. Sau đó, chất này sẽ bám vào thực quản giúp phim chụp có thể thấy được rõ hình ảnh bên trong thực quản. Nếu bị ung thư, khối u cũng sẽ được thể hiện trên phim chụp.

● Xét nghiệm máu: tìm chất chỉ điểm ung thư thực quản

● Các phương pháp khác: siêu âm ổ bụng, chụp X quang ngực, chụp CT… nhằm nhằm đánh giá kích thước, mức độ lan rộng của khối u.

Cũng theo bác sĩ Lucy, nhờ việc chủ động khám tầm soát ung thư mà tỉ lệ tử vong do ung thư thực quản đã giảm đi đáng kể. Bác sĩ Lucy cũng cho biết thêm, tại Khoa Ung bướu, có nhiều trường hợp phát hiện ung thư thực quản ở giai đoạn rất sớm, điều trị tích cực và phục hồi nhanh chóng.

Nhằm giúp phát hiện sớm ung thư thực quản, tăng cơ hội điều trị hiệu quả, hiện nay Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng gói tầm soát ung thư thực quản - dạ dày, bao gồm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng truy cập: https://ungbuouthucuc.vn/goi-tam-soat-ung-thu-da-day-thuc-quan/ hoặc liên hệ tổng đài 1900 55 88 96/ hotline 0904.970.909.