Xu hướng mới trong điều trị bệnh thoái hóa khớp

Theo thống kê gần đây, cứ 6 người Mỹ lại có một người mắc bệnh viêm khớp và theo dự đoán của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ, đến năm 2020, tỷ lệ này sẽ là 1/5.

Viêm xương khớp, dạng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp được đặc trưng bởi sự thoái hóa của sụn khớp, dẫn đến cảm giác đau tái phát nhiều lần và có thể có tiền sử gia đình.

Sụn khớp đóng vai trò lớp đệm chống va đập của khớp. Hãy tưởng tượng một quả bóng chứa nước kèm theo một vật cứng nằm ở giữa. Khi bạn ấn mạnh tay vào tâm quả bóng và di chuyển lực ấn từ bên này qua bên khác, lớp nước bên trong sẽ được phân bố tùy theo loại theo hướng của lực tác động. Đó cũng là cách mà lớp sụn khớp chống lại những cú nhảy, vặn xoắn và những tải trọng lớn, bằng cách phân bố đều những tải trọng đó. Cùng với quá trình lão hóa diễn ra, lớp sụn sẽ khô đi và mất dần độ đàn hồi của mình, giống như lớp nước trong quả bóng bị cạn khô. Hậu quả của sự thoái hóa sụn khớp sẽ là hiện tượng viêm và đau khớp xương.
Xu hướng mới trong điều trị bệnh thoái hóa khớp  - 1


Các bệnh nhân viêm xương khớp thường cho rằng bệnh của họ sẽ ngày càng nặng hơn. Đó là một quan điểm sai lầm. Trong một thời gian dài, các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân sử dụng các biện pháp tập thể dục, trị liệu vật lý và các thuốc chống viêm steriod hoặc phi steriod dùng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Các thuốc này đã giúp làm giảm đau và viêm. Giúp cho các triệu chứng được cải thiện dần dần. Tuy nhiên các thuốc này thường kèm theo các tác dụng phụ nặng nề như loét hoặc xuất huyết đường tiêu hóa, kích ứng tại chỗ tiêm... Hơn nữa, chúng chỉ điều trị được triệu chứng chứ không giải quyết được cái gốc bệnh, thậm chí trong thực tế việc sử dụng lâu dài các thuốc chống viêm phi steroid và corticosteroid còn góp phần làm xấu đi tình trạng của khớp xương.

Gần đây, trọng tâm của việc điều trị đã chuyển từ việc làm thế nào để giảm nhẹ các triệu chứng sang việc làm thế nào để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, điều đó có nghĩa là thay vì điều trị đau và viêm, cần làm chậm lại sự phá hủy của sụn khớp. Glucosamine chính là lời giải cho bài toán đó.

Glucosamine là một dẫn xuất amin hóa của glucose, là thành phần chính của Glycosaminoglycan cấu tạo nên sụn khớp. Chính sự suy giảm tổng hợp Glycosaminoglycan là yếu tố chính gây ra gây thoái hóa xương khớp, đặc biệt ở người cao tuổi. Việc bổ sung Glucosamine không chỉ tái cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp và phục hồi Glycosaminoglycan ở sụn khớp mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, tạo dịch nhầy quanh khớp, làm tăng khả năng bôi trơn, tăng khả năng đệm chống va đập của sụn khớp. Nhờ đó, thuốc không chỉ làm giảm đau tốt mà còn điều trị tận gốc nguyên nhân của viêm xương khớp. Một ưu điểm nổi trội của Glucosamine là thuốc hầu như không có tác dụng phụ, ngay cả khi dùng lâu dài. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì Glucosamine chính là một chất được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể người, do đó được cơ thể dung nạp dễ dàng. Cho đến nay đã có hàng loạt thử nghiệm lâm sàng chứng minh tác dụng của Glucosamine trong điều trị viêm xương khớp, đặc biệt khi so sánh với nhóm thuốc chống viêm phi steroid và corticosteroid, Glucosamine có khả năng cải thiện tốt tình trạng viêm và đau khớp, nhưng không kèm theo các tác dụng không mong muốn.

Hiện nay, có 3 dạng Glucosamine dùng trong điều trị: Glucosamine sulfate, Glucosamine Hydrochoric và N-A cetylglucosamine. Tuy nhiên, trong số đó, Glucosamine đã được chứng minh là loại chất có hiệu quả cao nhất, dễ hấp thu và dung nạp tốt nhất đồng thời giá thành nguyên liệu hợp lý nhất. Glucosamine Sulfate đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ như một lựa chọn hàng đầu cho điều trị các bệnh thoái hoá khớp. Và trong một vài năm gần đây, Glucosamine Sulfate đã được đưa vào Việt Nam với biệt dược tiên phong là GOLSAMIN. GOLSAMIN - Thuốc đặc hiệu cho điều trị thoái hoá khớp đã được phép của Bộ Y tế để lưu hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

DS. Nguyễn Anh Quân