Tránh nhầm lẫn giữa thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng

Nhiều người tiêu dùng trước nay vẫn nhầm lẫn giữa thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng (TPCN). Điều đó dẫn đến việc sử dụng sai mục đích, không có tác dụng như mong muốn. Vậy làm thế nào để phân biệt được giữa thuốc điều trị bệnh và TPCN?

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh

Thuốc chữa bệnh là chất hoặc hỗn hợp chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Thuốc chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ TPCN (Luật Dược - 2005).

Với tác dụng bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, TPCN được coi là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. TPCN có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật (Theo Thông tư số 08-TT-BYT ngày 23/8/2004).

Để nhận được giấy chứng nhận là thuốc chữa bệnh, sản phẩm phải trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng và kiểm nghiệm khắt khe trong một thời gian dài. Sản phẩm được coi là thuốc và được chứng nhận lưu hành khi đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn về thuốc do Bộ Y tế ban hành và chịu sự quản lý của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.

Còn đối với TPCN, việc nghiên cứu và kiểm nghiệm chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm, đưa ra định tính hoạt chất chính đó trong sản phẩm hoặc hàm lượng thành phần có chứa hoạt chất chính trong hồ sơ. TPCN sản xuất và lưu hành dưới sự quản lý của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Bộ Y tế theo tiêu chuẩn thực phẩm, luật thực phẩm.

Quá trình bào chế cũng ảnh hưởng lớn tới công hiệu của sản phẩm. Đặc biệt, với sản phẩm Đông y, có nhiều trường hợp thành phần dược liệu giữa thuốc và TPCN giống hệt nhau. Nhưng quá trình bào chế, sao tẩm, lựa chọn, gia giảm dược liệu là mấu chốt quyết định sản phẩm đó có tác dụng chữa bệnh hay chỉ hỗ trợ điều trị.

Sử dụng nguyên liệu là những thảo dược quý chuyên điều trị các bệnh về xương khớp như: mã tiền chế, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất, quế chi, thương truật, độc hoạt, thổ phục linh, nhưng Phong tê thấp Bà Giằng lại được công nhận là thuốc, có tác dụng chữa bệnh. Trong khi đó nhiều sản phẩm khác cũng sử dụng thành phần thảo dược giống Phong tê thấp Bà Giằng nhưng lại chỉ được coi là TPCN, chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Điều tạo nên sự khác biệt ấy chính là phương pháp bí truyền trong việc lựa chọn, gia giảm, bào chế và sao tẩm thuốc của thương hiệu Bà Giằng.

Nhập nhằng giữa thuốc và thực phẩm chức năng – người tiêu dùng chịu thiệt

Theo một số bác sĩ, trong những năm vừa qua nhiều sản phẩm TPCN được quảng cáo rầm rộ, nhưng về mặt khoa học hầu như chưa được kiểm nghiệm. Giá bán của một số sản phẩm TPCN khi đến tay người tiêu dùng thường bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN lợi dụng sự hiểu biết "mù mờ" của người tiêu dùng, cho nên khi quảng cáo sản phẩm của mình thường "cường điệu hóa" so với công dụng thực tế, coi TPCN như một loại "thần dược" có thể chữa khỏi một số bệnh nan y.

Chị Nguyễn Thanh Nga (Hà Đông – Hà Nội) chia sẻ chuyện từng đã mất tiền oan vì không phân biệt được giữa thuốc chữa bệnh và TPCN. Vốn bị mắc bệnh xương khớp kinh niên, thời tiết thay đổi khiến bệnh của chị càng nặng hơn, các khớp xương sưng đau, đi lại khó khăn. Chị đến hiệu thuốc được dược sĩ bán cho một hộp và giới thiệu thành phần gồm nhiều loại thảo dược quý trị xương khớp tốt. Chị vui mừng cầm về uống nhưng bệnh không thuyên giảm dù chị đã uống hết hai hộp. Khi đọc kỹ nhãn mác trên hộp chị mới té ngửa khi biết đó chỉ là TPCN. Chính người bán thuốc cũng đã nhập nhằng giữa hai loại sản phẩm này.

Với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định liều dùng, chống chỉ định. Trên hộp Phong tê thấp Bà Giằng có ghi rõ SẢN PHẨM LÀ THUỐC, không phải thực phẩm TPCN.

Trước sự nhập nhằng đó, người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” khi đặt niềm tin không đúng chỗ.

TS. Lê Thị Thanh Nhạn​

Phó Giám đốc BV Tuệ Tĩnh

Bà Phạm Thi Giang, chủ doanh nghiệp Phong Tê Thấp Bà Giằng, nhận giẳi thưởng Ngôi Sao Thuốc Việt lần 1 do Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng.
Bà Phạm Thi Giang, chủ doanh nghiệp Phong Tê Thấp Bà Giằng, nhận giẳi thưởng Ngôi Sao Thuốc Việt lần 1 do Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tặng.

Phong tê thấp Bà Giằng là THUỐC CHỮA BỆNH. Với xuất xứ hơn 100 năm đã được Bộ Y tế cấp phép và lưu hành trên toàn quốc, Thuốc Phong tê thấp Bà Giằng hiệu quả trong điều trị các bệnh về xương khớp như thoái hóa, thoát vị, sưng viêm khớp, thần kinh tọa, thần kinh liên sườn... Cơ sở thuốc YHCT Bà Giằng đã trao tặng nhiều huy chương, giải thưởng như: Ngô Sao Thuốc Việt lần 1, Giải thưởng chất lượng Quốc gia, Siêu cúp Thương hiệu nổi tiếng vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và phát triển cộng đồng, Huy chương vàng Thương hiệu vì sức khỏe cộng đồng, Giải thưởng Quả cầu vàng, Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác… Thuốc Phong tê thấp Bà Giằng là thương hiệu độc lập, bí quyết bào chế dược liệu chưa chuyển cho bất cứ công ty nào.

Cơ sở sản xuất thuốc YHCT Bà Giằng: 4/23 Ngô Quyền, Tp. Thanh Hóa.

VPĐD Hà Nội: 341 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Holine: 096. 719. 5858

Website: bagiang.vn