Sa sinh dục ở phụ nữ - Những điều bạn chưa biết…

Theo quan điểm trước đây, những bệnh lý sa sinh dục thường chỉ gắn với đối tượng phụ nữ sinh nhiều con, lớn tuổi… Song, giới chuyên môn khuyến cáo quan niệm này cần phải thay đổi!

Ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc các chứng bệnh sa sinh dục, đặc biệt là sa sàn chậu. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Bởi, ngoại trừ một số người có thể tạng yếu, mọi phụ nữ đều có thể tự phòng tránh bệnh.

Độ tuổi và đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?

Đối tượng có nguy cơ sa sinh dục nhiều nhất là những người >=50 tuổi. Khi về già, các cơ và dây chằng vùng chậu hông yếu đi, dãn nhão ra, các phủ tạng trong ổ bụng đè lên vùng đáy chậu khiến tử cung dễ dàng tụt xuống thấp theo các khe hở tự nhiên của đáy chậu”.

Sa sinh dục còn thường gặp ở những chị em trải qua nhiều lần sinh nở, do sau mỗi lần sinh nở đáy chậu không còn bền chắc như trước. Đặc biệt những người có tiền sử chuyển dạ kéo dài, đẻ khó càng dễ bị sa sinh dục. Những người đi làm quá sớm sau khi sinh cũng có nguy cơ bị sa sinh dục cao.

Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi, điều trị bệnh sa sinh dục tại Bệnh viện FV
Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi, điều trị bệnh sa sinh dục tại Bệnh viện FV

Những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, vất vả cũng rất dễ bị sa sinh dục, nhất là những nữ công nhân, nông dân, lao động tay chân suốt ngày phải làm việc ở tư thế đứng, gánh gồng, đội, vác nặng vì áp lực ổ bụng lên đáy chậu luôn luôn cao.

Sa sinh dục có thể gặp cả ở phụ nữ chưa sinh đẻ do thể trạng yếu, dây chằng mỏng, yếu, tử cung ở tư thế trung gian nên khi có áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ đẩy tử cung sa dần xuống. Còn ở những người đã sinh đẻ nhiều lần, các dây chằng yếu, tầng sinh môn rách hay giãn mỏng, dưới sự tăng áp lực ổ bụng, thành âm đạo bị sa và kéo tử cung sa theo.

Phẫu thuật sa tử cung không đồng nghĩa với đoạn tuyệt đường “tình cảm” và đường sinh nở?

Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục thường áp dụng phương pháp phẫu thuật Crossen tức là cắt tử cung đường âm đạo, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật Lefort tức là khâu bịt âm đạo. Phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc đoạn tuyệt đường chăn gối của người phụ nữ.

Tuy nhiên, theo Tiến Sĩ Bác sĩ Michel Lacour, chuyên gia về phẫu thuật niệu khoa của Bệnh viện FV đồng thời là thành viên Hiệp hội Niệu khoa châu Âu, ngày nay kỹ thuật giải phẩu đó rất hạn chế sử dụng, với sự tiến bộ của y học, với các trường hợp sa sinh dục, các bác sĩ thường áp dụng kỹ thuật nội soi khâu treo mỏm cắt vào mỏm nhô. Phương pháp này sẽ giữ tử cung cho người bệnh vì vậy những chức năng sinh lý như quan hệ vợ chồng hay mang thai sinh nở vẫn được đảm bảo.

Ngoài ra, theo bác sĩ Lacour, y khoa hiện đại còn phẫu thuật sa sinh dục bằng phương pháp nội soi với miếng lưới ghép đặc biệt. Đây là phương pháp áp dụng phẫu thuật nội soi với 3 lỗ nhỏ. Từ các lỗ nhỏ, các bác sĩ sử dụng tấm lưới nhỏ polypropylene đính các cơ quan bị sa vào ụ nhô (là cấu trúc xương của vùng chậu). Kỹ thuật này đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới bởi có nhiều ưu điểm, như: Vì phẫu thuật ít xâm lấn nên vết mổ rất nhỏ, thẩm mỹ, không đau sau mổ và phục hồi nhanh. Trung bình, ca phẫu thuật diễn ra chỉ trong vòng 90 phút và chỉ trong vòng 3 ngày sau, bệnh nhân đã ổn định và có thể xuất viện.

Còn với phương pháp phẫu thuật điều trị sa sàn chậu có sử dụng mảnh ghép tổng hợp không tan với chất liệu polypropylene, các bác sĩ sẽ đưa các miếng ghép tổng hợp không tan với chất liệu polypropylene vào từ âm đạo. Sau đó qua nội soi cố định sàn chậu để mảnh ghép có thể phục hồi lại sàn chậu giúp bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường, có thể sinh con và duy trì quan hệ vợ chồng tốt.

Và một ca điều trị bệnh sa sinh dục khác
Và một ca điều trị bệnh sa sinh dục khác

Để phòng bệnh hiệu quả

Phụ nữ nên sinh nở ít, chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Nên sinh đẻ trong độ tuổi 22 – 29. Bởi về mặt sinh lý, đây là thời kỳ sung mãn, các bộ phận trong cơ thể chưa bị thoái hóa, dễ phục hồi. Và khi sinh nở, nên để cán bộ y tế có chuyên môn phục vụ, không để chuyển dạ kéo dài, được khâu tầng sinh môn nếu khi đẻ bị rách.

Đặc biệt sau khi sinh nở, cần được nghỉ ngơi đủ thời gian cho các cơ và dây chằng vùng đáy chậu co trở lại. Không lao động sớm trước ba tháng. Nếu công việc mưu sinh là loại nặng nhọc vất vả thì chỉ nên làm việc trở lại sau khi sinh nở được 6 tháng.

Chị em cũng cần tránh lao động quá nặng nhọc liên tục. Hoặc phải thay đổi tư thế để nghỉ ngơi, thư giãn khi làm việc ở tư thế đứng và đi lại quá nhiều. Ngoài ra, ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức dẻo dai cho cơ bắp nói chung và các cơ vùng đáy chậu (luyện nhưng bài tập nhẹ hoặc có sự tư vấn của bác sĩ); Tránh bị táo bón lâu ngày; Không để ho mạn tính kéo dài; Tránh không để cuộc chuyển dạ kéo dài quá lâu, phải khâu lại tầng sinh môn nếu rách. Và tránh lao động quá sức liên quan đến việc tăng áp lực ổ bụng đột ngột.
 

* Để tìm hiểu về bệnh Sa sinh dục, bạn có thể đăng ký tham dự miễn phí hội thảo “Phẫu thuật nội soi tối thiểu phục hồi sa niệu – sinh dục ở phụ nữ tuổi trung niên” do Tiến sĩ – Bác sĩ Michel Lacour – chuyên gia Niệu Khoa và tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến – Trưởng khoa Niệu – bệnh viện FV trình bày. Hội thảo diễn ra từ 9h00 ngày 10/5/2014 tại lầu 6 – Khách sạn Palace Sài Gòn (56 – 66 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp.HCM). Số lượng chỗ có giới hạn, ưu tiên cho người đăng ký sớm qua số: (08) 54113333 số máy nhánh (1336).

* Từ ngày 1-31/5/2014, Tiến sĩ bác sĩ Michel Lacour sẽ trực tiếp thăm khám và phẫu thuật điều trị cho các bệnh nhân tại khoa Tiết Niệu và Nam khoa, Bệnh viện FV (TP. HCM). Để đặt hẹn với Bác sĩ Michel Lacour, vui lòng liên hệ số: (08) 54 11 34 33, hoặc thông qua trực tuyến tại http://www.fvhospital.com/.