Rửa mũi như thế nào là đúng cách?
Thời tiết những tháng cuối năm đang trở nên rất “khó chịu”, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Miền Bắc thì khô và rét, miền Trung và miền Nam thì chịu nhiều trận lũ lụt, ẩm thấp.
Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và vi rút phát triển, gây ra các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi, viêm xoang...
Mũi là cửa ngõ của đường hô hấp, có chức năng sinh lý rất quan trọng là làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở. Ngoài ra mũi còn đảm nhận chức năng khứu giác và đóng vai trò cộng hưởng trong phát âm. Như vậy, khi bị sổ mũi, nghẹt mũi, hay mũi bị viêm, tất cả các chức năng sinh lý này ít nhiều bị ảnh hưởng, không có lợi cho sức khỏe con người.
Thời tiết giao mùa, cộng với việc hay làm việc trong môi trường máy lạnh khiến nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng dễ bị bệnh viêm mũi nhất, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Bệnh viêm mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, người lớn và trẻ em đều có thể bị bệnh, không phân biệt về giới. Những biện pháp phòng ngừa đầu tiên giúp cho cơ thể làm quen với sự thay đổi khí hậu là tập luyện thể lực, tập thở, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh đột ngột, súc họng bằng nước ấm có pha muối thường xuyên…, đặc biệt cần xịt mũi bằng dung dịch nước biển sâu hàng ngày để giúp cho mũi họng tăng khả năng chống nhiễm bệnh.
Nước biển sâu là dung dịch rất giàu khoáng chất và các thành phần hữu cơ, bao gồm 95% là nước và 5% là muối, và trên 60 khoáng chất vi lượng như Zn, Cu, Al, Mn, Mg, Iode…Đặc biệt, nước biển sâu có chứa nguyên tố Cu++ (đồng) và Zn++ (kẽm), trong đó Đồng có tác dụng làm săn se niêm mạc mũi, sát khuẩn, bảo vệ niêm mạc khỏi các tác nhân vi khuẩn, virus, và Kẽm có tác dụng làm săn se niêm mạc, phục hồi các niêm mạc suy yếu, và có tính kháng viêm.
GS TS BS Nguyễn Hữu Khôi đang khám mũi cho một bệnh nhi đầu tháng 11/2011
Việc vệ sinh bằng nước biển sâu mũi hàng ngày đem lại nhiều lợi ích: giúp làm sạch niêm mạc mũi, đẩy các phần tử ô nhiễm ra khỏi bề mặt niêm mạc; đảm bảo thông thoáng các ngách mũi, sạch lỗ thông xoang; phục hồi hoạt động của các tế bào lông chuyển ở mũi xoang; hạn chế tác dụng kích thích của vi chất ô nhiễm, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giảm khô rát trong mũi…Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy nước biển sâu hữu hiệu trong phòng ngừa và điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang, và làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Có nhiều phương pháp rửa mũi khác nhau, tuy nhiên đơn giản nhất chúng ta nên rửa mũi tại nhà bằng nước biển sâu từ 1-2 lần vào lúc tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sau khi thức dậy. Đặc biệt, khi rửa mũi bằng dung dịch nước biển sâu, cần đứng thẳng người, xịt vừa tay cho dung dịch dạng sương bay vào trong mũi. Khi đã xây dựng được thói quen vệ sinh mũi hàng ngày, chúng ta có thể phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm hô hấp rất hiệu quả.
Bên cạnh yếu tố thời tiết thay đổi, các nguy cơ khác gây bệnh viêm mũi xoang có thể kể đến như: môi trường ô nhiễm, điều kiện ăn ở, nơi làm việc thiếu vệ sinh, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và hóa chất độc hại…Do vậy, người dân lưu ý nên đeo khẩu trang đúng cách khi ra đường và khi làm việc trong các môi trường có nhiều bụi; không dùng tay ngoáy mũi vì việc này có thể làm tổn thương niêm mạc mũi. Dọn dẹp nhà ở thông thoáng, sạch sẽ, lưu ý dùng khăn ẩm khi lau bụi, không nên dùng chổi lông gà quét bụi vì bụi sẽ tung ra không khí và người làm vệ sinh lại hít vào, khiến nguy cơ bệnh còn cao hơn. Đặc biệt, điều trị sớm các bệnh lý mũi họng ở các cơ sở y tế để ngăn ngừa bệnh kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục.
Một người dân đang mua Nước biển sâu Xisat dạng phun sương do Tập đoàn dược phẩm Merap sản xuất tại Hiệu thuốc số 2, Lê Quang Định, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.
Cần thông tin tư vấn về bệnh viêm mũi xoang, xin liên hệ: GS TS BS Nguyễn Hữu Khôi, chuyên khoa tai-mũi-họng - 464 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM - Email: gskhoitaimuihong@gmail.com |
GS. TS. BS Nguyễn Hữu Khôi
Chuyên khoa Tai-mũi họng